12 vũ khí kì dị không bao giờ được xuất hiện trên chiến trường

    Tân Phan,  

    Những vũ khí này mặc dù ý tưởng khá táo bạo, nhưng lại không thành công vì nhiều lí do khác nhau.

    Công nghệ luôn luôn là một nhân tố rất lớn khi nói đến chiến tranh. Ngoài chiến lược thông minh, vũ khí hiện đại thường làm nên sự khác biệt lớn khi nói đến việc chiếm ưu thế thượng phong trong suốt thời gian chiến tranh.

    Với kinh phí khổng lồ, ai cũng cho rằng quận đội Mỹ được trang bị vũ khí tốt nhất trong ngành công nghiệp này. Nhưng qua bài dưới đây, chúng ta sẽ thấy đôi khi những vũ khí và phát minh từ Mỹ lại là một thảm họa lớn. Thật khó tin đúng không? Hãy cùng xem những hình ảnh sau:

    1. VZ-1 Pawnee

    Được trang bị hai động cơ cánh quạt, bệ bay này cho phép người lính có thể đứng bắn từ trên không. Nó làm cho người lính trở thành mục tiêu dễ dàng vì tốc độ bay khá chậm.

    2. RAH-66 Comanche

    Máy bay trực thăng này là sự kết hợp giữa kết nối dữ liệu tốc độ cao và công nghệ tàng hình. Nó có chi phí sản xuất khoảng 6,9 tỉ USD nhưng dự án cuối cùng bị hoãn do những vấn đề kỹ thuật.

    3. Gyrojet

    Khẩu súng này sẽ bắn những quả tên lửa nhỏ thay vì đạn thông thường, thật tuyệt phải không? Ồ không. Súng Gyrojet có quá nhiều rắc rối, nó kẹt đạn quá thường xuyên và hầu như vô dụng ở cự ly gần. Nó xuất hiện trong tập phim "You Only Live Twice" của series James Bond vào năm 1967.

    4. The Tailsitter

    Như tên gọi của nó theo nghĩa đen, máy bay sản xuất vào năm 1950 này được dựng thẳng đứng trên mặt đất nhằm mục đích cất cánh mà không cần nhiều không gian đường băng. Ý tưởng trên nghe có vẻ rất tốt nhưng thực tế nó gây khó khăn khá nhiều cho các phi công.

    5. The Strategic Defense Initiative (SDI)

    Ban đầu, nó được dự định để bắn ra các viên đạn vonfram có kích cỡ bằng quả dưa hấu từ ngoài không gian nhưng dự án này đã bị hủy bỏ.

    6. Boeing YAL-1 Airborne Laser Test Bed

    Chiếc máy bay này được trang bị mô-đun vũ khí tia laser oxy-iot hóa học (chemical oxygen-iodine laser - COIL)  nhưng chính phủ đã quyết định chấm dứt dự án vì máy bay chỉ có thể trang bị 6 mô-đun.

    7. Armed Ground Robots

    Những con robot không người lái có vũ trang đã được triển khai thử nghiệm tại Iraq nhưng không bao giờ xuất hiện trên chiến trường. Lý do không được nêu rõ nhưng theo tin đồn, những con robot này đã gặp trục trặc và chống lại sự điều khiển của con người.

    8. Hafner Rotabuggy

    Đây là một chiếc xe jeep bay lấy ý tưởng từ những chiếc xe ô tô bay trong phim khoa học viễn tưởng, tuy nhiên dự án này đã không trở thành hiện thực.

    9. XM29 Objective Individual Combat Weapon

    Nhìn nó trông giống như một vũ khí trong trò chơi điện tử hơn là khẩu súng thực tế, XM29 có khả năng bắn đạn 5,56 mm và đạn nổ 20 mm. Ý tưởng này đã được chia thành hai với súng trường XM8 đã bị xếp xó vào năm 2005 và súng trường XM25 vẫn đang còn trong tình trạng chờ cấp phát giấy phép.

    10. The Long-Endurance Multi-Intelligence Vehicle (LEMV)

    Chiếc khí cầu gián điệp khổng lồ này có chiều dài lên đến 76 mét, có thể hoạt động có hoặc không có người lái và mang 1250 tấn cảm biến khác nhau. Mặc dù nó có nhiều tiềm năng nhưng cuối cùng đã bị hủy bỏ bởi vì chi phí sản xuất khá tốn kém và dự án bị chậm trễ.

    11. Antonov A-40

    Antonov A-40 thực ra là một chiếc xe tăng Nga với cánh máy bay được đính kèm. Mục đích của dự án là để tìm cách triển khai xe tăng trực tiếp vào chiến trường nhanh hơn và an toàn hơn. Thật không may, nó thậm chí không sống sót qua các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên do một số vấn đề chẳng hạn như trọng lượng quá nặng.

    12. Tsar Tank

    Chiếc xe tăng Nga này được phát triển trong Thế chiến 1 sử dụng thiết kế ba bánh. Các bánh xe phía trước có chiều cao 8,2 mét và mỗi bánh xe được truyền một lực lên đến 250 mã lực. Mục đích của nó là để vượt qua các chiến hào. Thật không may, các bánh xe phía sau khá nhỏ khiến xe tăng dễ bị kẹt trong khi chiếc bánh trước khổng lồ khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng. Nó đã không vượt qua các bài thử nghiệm ban đầu.

    Tham khảo Elitereaders

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ