Băng Nam Cực đang ngày một dầy lên bất chấp việc Trái Đất nóng lên

    Nova,  

    Các tác giả hiện làm việc tại trung tâm điều khiển bay vũ trụ Goddard của NASA, trường đại học Maryland và tập đoàn vũ trụ Sigma, đã phân tích các dữ liệu vệ tinh trong giai đoạn từ năm 1992 - 2001 và nhận thấy rằng hàng năm Nam Cực tích lũy được thêm 112 tỉ tấn băng.

    Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết, trong những thập kỉ qua, lượng băng tích lũy được ở Nam Cực lớn hơn lượng băng mất đi. Điều này đặt ra những câu hỏi mới về các giả thuyết hiện băng tan làm nước biển dâng cao.

    Trong bản nghiên cứu mới có tên “Lượng băng tích lũy thêm ở Nam Cực vượt qua số mất đi” được công bố trên tờ “Journal of Glaciology” hôm 30/10, các tác giả hiện làm việc tại trung tâm điều khiển bay vũ trụ Goddard của NASA, trường đại học Maryland và tập đoàn vũ trụ Sigma, đã phân tích các dữ liệu vệ tinh trong giai đoạn từ năm 1992 - 2001 và nhận thấy rằng hàng năm Nam Cực tích lũy được thêm 112 tỉ tấn băng.

     Sự gia tăng bề dày của băng Nam Cực từ năm 1979.

    Sự gia tăng bề dày của băng Nam Cực từ năm 1979.

    Dù tốc độ tích lũy này chậm lại trong giai đoạn từ năm 2003 - 2008 nhưng lượng tích lũy băng vẫn ở mức 82 tỉ tấn mỗi năm trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, theo tác giả chính và là nhà nghiên cứu về băng của NASA Jay Zwally, cần nhấn mạnh những kết quả mới thu nhận được không đồng nghĩa với việc Nam Cực sẽ liên tục và tiếp tục tích lũy thêm băng bởi xu hướng này có thể bị đảo ngược chỉ trong khoảng 2 thập kỉ.

    Đồng quan điểm lượng băng tan đang tăng lên, nhưng kết quả bản nghiên cứu mới của NASA đối ngược với những nghiên cứu trước đó, trong đó có cả nghiên cứu của Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC), vốn từng đưa ra cảnh báo lớp băng của Nam Cực đang tan ra và gây nên tình trạng nước biển dâng cao.

    Trong buổi họp báo công bố kết quả nghiên cứu của nhóm, nhà khoa học Jay Zwally phát biểu: “Tin tốt là hiện nay Nam Cực không góp tay vào việc nước biển dâng cao, ngược lại mỗi năm lấy đi 0,23mm nước biển. Nhưng đây cũng đồng thời cũng là tin xấu. Nếu thông tin mực nước biển dâng lên 0,27mm mỗi năm theo báo cáo của IPCC là do Nam Cực lại không thực sự xuất phát từ Nam Cực, vậy phải có một nguồn khác gây ra hiện tượng nước biển dâng cao hiện vẫn chưa được biết đến”.

    Bằng cách nghiên cứu dữ liệu về chiều cao của các khối băng ở Nam Cực nhờ sóng radar từ hai vệ tinh của cơ quan vũ trụ châu Âu trong giai đoạn từ năm 1992 - 2001, và các cảm biến laser của một vệ tinh NASA trong giai đoạn từ năm 2003 - 2008, các nhà khoa học đã ước lượng được lượng tích lũy băng diễn ra tại Nam Cực.

     Bản đồ cho thấy sự phân bố không đều của những phần băng được tạo thêm.

    Bản đồ cho thấy sự phân bố không đều của những phần băng được tạo thêm.

    Theo ông Jay, bản nghiên cứu mới đưa lại một cái nhìn rộng hơn về bức tranh thời tiết của hành tinh, bao gồm những thay đổi ở Bán cầu Bắc cũng như những thay đổi trong mô hình thời tiết. So với phần còn lại của hành tinh, khí hậu đang ấm lên nhanh hơn ở Bắc Cực và đó là một nguyên nhân lớn dẫn đến việc nước biển dâng cao. Trong khi đó, phần lớn lục địa Nam Cực vẫn nằm dưới nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng ngay cả trong mùa hè do đó có rất ít băng ban ở đây.

    Trong bản nghiên cứu mới này, các nhà khoa học cũng chỉ ra những khó khăn trong việc đo đạc chiều cao của băng ở Nam Cực, cho biết cần những công cụ cải tiến hơn để có những kết quả chính xác hơn, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Cực, nơi vốn có những kết quả không đồng nhất trong đo lường trước đây.

    Ngoài ra, ông Zwally cũng không đồng ý với những tuyên bố trước đây cho rằng tuyết rơi là nguyên nhân dẫn đến việc tăng chiều cao đất liền tại Nam Cực. Đội nghiên cứu của NASA đã phân tích các dữ liệu khí tượng, trong đó có những dữ liệu từ năm 1979, qua đó thu được kết quả lượng tích lũy tuyết trên lục địa này hiện đang trên đà giảm sút. Điều này cho thấy băng tại lục địa này trở nên dày hơn là lời giải thích logic với việc chiều cao đất liền của Nam Cực tăng lên.

    "Tôi không nghĩ sẽ không có đủ lượng tuyết rơi để bù đắp cho lượng băng đang tan đi", ông Jay nhận định. Theo giải thích NASA, từ cuối Kỷ Băng Hà vào khoảng 10.000 năm trước, lượng khí nóng mang theo nhiều hơi nước đã làm tăng gấp đôi lượng tuyết tích lũy tại lục địa này và gắn kết chúng vào lớp băng cứng.

    NASA hiện đang phát triển một vệ tinh mới có tên ICESat-2 có khả năng đưa ra những số liệu chính xác hơn trong việc đo lường những thay đổi của băng ở Nam Cực về mặt dài hạn. Vệ tinh này dự kiến sẽ được phóng lên vào năm 2018.

    Tham khảo LiveScience, IBTimes, ABC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ