“Bước nhảy một giây” sẽ tạo nên cơn chấn động trên toàn thế giới vào đêm 30/6

    TVD,  

    Các hãng hàng không, sàn giao dịch và các công ty công nghệ đang chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với “bước nhảy một giây” tiếp theo trong lịch sử.

    Các hãng hàng không, sàn giao dịch và các công ty công nghệ đang chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với “bước nhảy một giây” tiếp theo trong lịch sử. Với sự phát triển của mạng lưới internet và các hệ thống điện tử tự động, bước nhảy một giây này càng trở nên khó xử lý hơn và có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

    Bước nhảy một giây sẽ xảy ra vào đúng 23:59:59 ngày 30 tháng 6 năm 2015, theo giờ UTC.

    Bước nhảy một giây sẽ xảy ra vào đúng 23:59:59 ngày 30 tháng 6 năm 2015, theo giờ UTC.

    Vào đúng 23:59:59 theo giờ UTC (khoảng 6h sáng ngày 1/7 theo giờ Việt Nam), cả thế giới sẽ chứng kiến thời khắc khi một giây được thêm vào tất cả các đồng hồ nguyên tử, các hệ thống tự động và mạng internet. Để bước sang 23:59:60, sau đó mới bước sang ngày mới.

    Bước nhảy một giây gần đây nhất là vào năm 2012. Lúc đó, các công ty công nghệ Mozilla, Reddit, Foursquare, Yelp, LinkedIn và StumbleUpon đều báo cáo gặp sự cố với hệ điều hành Linux và các chương trình viết bằng Java.

    Trang web Reddit ngừng hoạt động do lỗi Java.

    Trang web Reddit ngừng hoạt động do lỗi Java.

    Vào thời điểm đó tại Úc, có đến 400 chuyến bay của hãng hàng không Qantas bị hoãn do hệ thống check-in tại các sân bay ngừng hoạt động.

    Hệ thống check-in của hãng hàng không Qantas ngừng hoạt động khiến cho 400 chuyến bay bị hủy.

    Hệ thống check-in của hãng hàng không Qantas ngừng hoạt động khiến cho 400 chuyến bay bị hủy.

    Các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Anh NPL - những người sẽ chính thức cộng thêm một giây vào hệ thống thời gian tại Anh - cảnh báo rằng thị trường cổ phiếu có thể gặp phải sự cố nghiêm trọng do các giao dịch không thể thực hiện sau sự kiện này, nếu hệ thống của họ không được chuẩn bị để đồng bộ thời gian.

    Giáo sư Peter Whibberley tại NPL cho biết: “Sẽ có những hậu quả nghiêm trọng xảy đến nếu như chúng ta không chuẩn bị sẵn sàng. Nếu không đồng bộ, hoặc đồng bộ thời gian sai dù chỉ một giây cũng có thể khiến các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tài chính và nhiều hệ thống khác làm việc dựa vào thời gian chính xác sẽ ngừng hoạt động hoặc chậm trễ so với thời gian thực. Hậu quả nghiêm trọng nhất sẽ xảy ra tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà bước nhảy một giây sẽ diễn ra trong giờ làm việc bình thường”.

    Tại Châu Âu, bước nhảy một giây sẽ diễn ra khi thị trường tài chính đã đóng cửa. Do đó việc đồng bộ thời gian và khắc phục sự cố sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến các giao dịch. Còn đối với các sàn giao dịch tại Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc hay Singapore, các giao dịch có thể sẽ bị chậm trễ, thậm chí là bị hủy khi đồng hồ bắt đầu cộng thêm một giây.

    Thị trường tái chính sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Thị trường tái chính sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Nguyên nhân là do có rất nhiều hệ thống máy tính sử dụng Network Time Protocol (NTP) để tự đồng bộ thời gian với đồng hồ nguyên tử, giúp đảm bảo độ chính xác đến từng giây. Tuy nhiên các hệ thống máy tính này không được lập trình để đối phó với việc cộng thêm một giây nhuận.

    Có nghĩa là các hệ thống máy tính không có khái niệm về thời điểm 23:59:60. Trong khi đó, nếu đồng hồ nguyên tử bước sang khoảnh khắc này. Các hệ thống máy tính sẽ không thể đồng bộ và gây ra những sự cố dây truyền.

    Nhận thức được tầm quan trọng và rủi ro rất lớn có thể xảy ra, thị trường Mỹ đã quyết định sẽ đóng cửa tạm thời trong khoảnh khắc chuyển giao này. Còn thị trường Châu Á sẽ vẫn tiếp tục hoạt động.

    Thậm chí do việc đồng bộ thời gian khi bước nhảy một giây xảy ra quá phức tạp, Mỹ đã đưa ra ý kiến loại bỏ việc cộng thêm giây nhuận này và chấp nhận rằng chúng ta đi nhanh hơn thời gian thực tế.

    Tuy nhiên ý kiến này ngay lập tức bị bác bỏ, bởi theo các chuyên gia thì nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng khác. Theo tính toán thì nếu không thay đổi thời gian, đến năm 2100 đồng hồ của chúng ta sẽ nhanh hơn 2-3 phút so với thời gian thực vòng quay của Trái đất, và đến năm 2700 sẽ là 30 phút.

    Khi đó sẽ không có giải pháp nào để điều chỉnh lại các đồng hồ nguyên tử cho khớp với thời gian thực mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống máy tính của chúng ta. Và lúc đó chúng ta sẽ phải tiếp tục chạy nhanh hơn thời gian. Hậu quả là các vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất sẽ hoạt động không chính xác, khiến hệ thống GPS toàn cầu cũng sập hoàn toàn.

    Hệ thống vệ tinh và định vị toàn cầu GPS cũng chịu ảnh hưởng rất lớn.

    Hệ thống vệ tinh và định vị toàn cầu GPS cũng chịu ảnh hưởng rất lớn.

    Mỗi vệ tinh truyền thời gian chính xác xuống bề mặt trái đất. Nếu một thiết bị GPS có thể nhận 3 hoặc nhiều hơn các tín hiệu cùng một lúc, nó có thể sử dụng sự sai biệt về thời gian đến của các tín hiệu để tính toán vị trí trên bề mặt trái đất.

    Đồng hồ trên các vệ tinh GPS phải được cập nhật thường xuyên, vì vận tốc quay quanh trái đất khiến chúng trải qua thời gian chậm hơn. Nếu những đồng hồ này không được cập nhật từ mặt đất, chúng sẽ lệch với giờ trái đất và những tín hiệu chúng truyền về sẽ trở nên vô dụng.

    Bất kì sự thay đổi thời gian toàn cầu nào cũng đều đáng lo ngại đối với Hoa Kì vì họ có nhiệm vụ quan trọng là duy trì hệ thống GPS. Đây là hệ thống được sử dụng bởi người dân và doanh nghiệp trên khắp thế giới.

    Do đó, cả thế giới phải chấp nhận việc thêm một giây vào hệ thống thời gian của mình. Tuy nhiên mọi chuyện cũng không đơn giản chỉ là chỉnh đồng hồ lại và thêm một giây vào.

    Các công ty công nghệ, sàn chứng khoán và cả thế giới đang chuẩn bị đón chờ thời khắc quan trọng sắp đến.

    Các công ty công nghệ, sàn chứng khoán và cả thế giới đang chuẩn bị đón chờ thời khắc quan trọng sắp đến.

    Các công ty lớn như Google đã phải tìm rất nhiều cách để thực hiện được công việc khó khăn này. Các kỹ sư của Google trước đây giải quyết vấn đề này bằng cách điều chỉnh đồng hồ lùi lại 1 giây vào cuối ngày, trước khi sự kiện thêm 1 giây diễn ra. Tuy nhiên có một vấn đề gặp phải, đó là các giao dịch và email được thực hiện vào đúng giây cuối cùng đó có thể sẽ bị lỗi và không bao giờ được xử lý.

    Phương pháp giải quyết hứa hẹn nhất hiện nay là chia nhỏ 1 giây thêm vào thành các mili giây và sau đó thêm chúng vào từng giây trong ngày 30/6. Như vậy thực chất mỗi giây trong ngày 26 sẽ là 1,00001 giây và mọi thứ sẽ diễn ra một cách bình thường. Bằng cách này, Google tin rằng sự cố sẽ được giải quyết.

    Tham khảo: telegraph, independent, wiki

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày