Chiến tranh trong tương lai sẽ diễn ra trên mạng

    zknight,  

    Bất kể quốc gia nào đều cảm thấy sự cấp thiết trong việc đầu tư một lực lượng quân đội chuyên biệt chiến đấu trên hệ thống thông tin.

    Trong thế kỷ 21, các hình thức quen thuộc của chiến tranh trước đây như sử dụng quân đội hay khí tài để phá hủy cơ sở hạ tầng của đối phương đã trở nên lỗi thời. Thay vào đó, các quốc gia ngày càng tập trung đến những cuộc tấn công không chết người nhưng gây thiệt hại không kém: chiến tranh thông tin, hình thức mới của chiến tranh ưu tiên các mục tiêu thuộc hệ thống truyền thông của đối phương.

    Dan Kuehl, một Giáo sư đến từ Đại học Quốc phòng Mỹ định nghĩa chiến tranh thông tin là những “xung đột hay tranh giành giữa hai hay nhiều nhóm trong môi trường thông tin”. Bạn có thể nghĩ rằng đó chỉ là một định nghĩa khó hiểu hơn của những hoạt động “hacking” sử dụng internet thông thường. Trên thực tế, sự nguy hiểm và hoạt động của chiến tranh thông tin vượt xa những gì nhiều người nghĩ đến.

     Điểm nóng của các cuộc chiến tranh trong tương lai có lẽ chỉ diễn ra trên mạng.

    Điểm nóng của các cuộc chiến tranh trong tương lai có lẽ chỉ diễn ra trên mạng.

    Không phải tự dưng lãnh đạo các quốc gia phương tây và cả Nga lẫn Trung Quốc đều đổ một lượng tiền khổng lồ tương đương hàng tỷ USD để thành lập lực lượng quân đội đặc biệt. Những sĩ quan và binh sĩ làm việc sau màn hình máy tính chỉ để thiết lập một sự bảo vệ hoặc tấn công, khai thác các lỗ hổng của mạng lưới thông tin liên lạc.

    Chiến tranh thông tin kết hợp giữa chiến tranh điện tử, các hoạt động xâm nhập hệ thống và chiến tranh tâm lý sẽ hợp nhất thành một hình thức xung đột mới. Điều đó khiến trung tâm và điểm nóng của các cuộc chiến tranh trong tương lai có lẽ chỉ diễn ra trên mạng.

    Cấu trúc của một cuộc chiến tranh thông tin

    Dòng chảy của thông tin bên trong và giữa các quốc gia là điều tối quan trọng cho các hoạt động kinh doanh, đối ngoại và sự đoàn kết của xã hội. Đó là lý do bất kể quốc gia nào đều cảm thấy sự cấp thiết trong việc đầu tư một lực lượng quân đội chuyên biệt để chiến đấu vì nó.

    Mạng lưới truyền thông của các quốc gia ngày nay đa phần sử dụng internet. Một số hình thức sử dụng sóng điện từ qua các thiết bị mặt đất và vệ tinh liên lạc. Tất cả chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó thông tin được kết nối siêu nhanh. Mặc dù vậy, có quá nhiều cách dễ dàng để khiến hệ thống đó mất ổn định, hỗn loạn hoặc thậm chí sụp đổ.

    Chiến tranh điện tử là một hình thức tương đối truyền thống. Nó nhắm đến một mục đích duy nhất là làm gián đoạn hoặc phá hủy những đường truyền sóng điện từ. Hậu quả là những hệ thống liên lạc quân sự cơ bản và hệ thống dẫn đường cho vũ khí bị tê liệt.

    Thậm chí những mục tiêu dân sự cũng có thể bị nhắm tới. Có thể kể đến như các trạm không lưu hay hệ thống điều khiển đường sắt. Bất kỳ một sự gây nhiễu nhẹ nào cũng có thể tạo nên sự hỗn loạn. Kéo theo đó là những hậu quả và thiệt hại khó đoán trước được.

     Bên trong một đơn vị tác chiến điện tử của Hải quân Mỹ.

    Bên trong một đơn vị tác chiến điện tử của Hải quân Mỹ.

    Về phía mạng internet, những cuộc tấn công thậm chí ngày nay xảy ra như cơm bữa. Những doanh nghiệp lớn của mỗi quốc gia có thể bị thiệt hại nặng ngay trong thời bình bởi một cuộc tấn công “êm ái”, không bom đạn qua mạng internet. Sony Pictures hay TalkTalk là hai ví dụ điển hình cho điều này.

    Trong khi đó, một hình thức xâm nhập và kiểm soát hệ thống có thể gây thiệt hại nặng cho các hệ thống điều khiển công nghiệp. Hệ thống điện, đường dẫn nước, dầu hay khí đốt đều dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của hình thức xâm nhập hệ thống. Hạ tầng cơ sở của một quốc gia thậm chí dễ thiệt hại trên quy mô lớn hơn so với chiến tranh truyền thống sử dụng bom đạn.

    Ở một khía cạnh khác cơ sở hạ tầng, chiến tranh tâm lý của thời đại thông tin không khi nào trở nên dễ dàng hơn. Trong quá khứ, hình thức sử dụng máy bay rải truyền đơn là biểu tượng bậc nhất cho sự phá hoại kết cấu xã hội bằng tâm lý. Ngày nay, việc truyền bá các thông tin sai sự thật, tin đồn và sự sợ hãi qua các phương tiện truyền thông thậm chí còn có thể diễn ra ngay trước khi cả một cuộc chiến tranh bắt đầu. Tấn công tâm lý có thể được ngụy trang dễ dàng qua phim ảnh, chương trình truyền hình, báo chí, mạng xã hội... dần dần nuôi dưỡng một cuộc xung đột truyền thống.

    Chiến tranh thông tin đã từng nổ ra

    Nga có lẽ là quốc gia phải nhận trách nhiệm cho những cuộc tấn công tinh vi trên hệ thống thông tin của các quốc gia láng giềng. Estonia, Georgia và Ukraina lần lượt đã trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công kết hợp điện tử, internet và hoạt động tâm lý của Nga.

    Một vài bằng chứng chỉ ra rằng hệ thống điều khiển đường ống dẫn khí Baku-Tbilisi-Ceyhan tại Georgia đã bị tấn công bởi một virus máy tính. Nó gây ra sự mất kiểm soát áp lực bên trong các đường ống, nguyên nhân của vụ nổ năm 2008.

     Đường ống dẫn khí Baku-Tbilisi-Ceyhan bị nổ được cho là sau cuộc tấn công chiếm giữ hệ thống của Nga.

    Đường ống dẫn khí Baku-Tbilisi-Ceyhan bị nổ được cho là sau cuộc tấn công chiếm giữ hệ thống của Nga.

    Ngay cả lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS cũng nhận ra sự chiến thắng dễ dàng trong hình thức chiến tranh thông tin. Họ được nhận định là những chuyên gia sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trong chiến tranh tâm lý.

    Phản ứng của các quốc gia

    Để đối phó với các mối đe dọa từ chiến tranh thông tin, quân đội Anh đã thành lập hai lực lượng mới: Lữ đoàn 77 để đối phó với các hoạt động tâm lý và Lữ đoàn tình báo, giám sát trinh sát số 1 kết hợp tác chiến điện tử và tình báo. Hàng trăm chuyên gia máy tính được tuyển dụng và dự bị cho quân đội dưới sự huấn luyện của Sở chỉ huy thông tin chính phủ.

    Tại Mỹ, Đô đốc Michael S. Rogers đã tuyên bố một lời hứa phát triển lực lượng Cyber Command của họ để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho hệ thống mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông nói đây là “cách thức mới để bảo vệ, chiến đấu chống lại kẻ thù trên không gian mạng, nơi các cuộc tranh chấp đang xảy ra”.

    Mặc dù vậy, các cuộc tấn công thông tin nhắm đến hệ thống dân sự chưa nhận được nhiều sự quan tâm tương ứng. Các chính phủ phương Tây hầu hết thất bại trong nỗ lực nắm bắt đầy đủ những lỗ hổng thông tin trong cơ sở hạ tầng, vận chuyển ảnh hưởng đến sự an toàn của dân thường.

     Lực lượng Cyber Command tại một trụ sở ở Mỹ.

    Lực lượng Cyber Command tại một trụ sở ở Mỹ.

    Nói tóm lại, chúng ta không khó để nhận ra xu hướng của những hoạt động chiến tranh kiểu mới đang ngày càng phổ biến trên hệ thống thông tin. Chính phủ của bất kể một quốc gia nào đều có thể nhận thấy được nguy cơ tiềm ẩn của những cuộc tấn công không bom đạn trên mạng internet hay phương tiện truyền thông.

    Tuy nhiên, ở góc độ người dân, đa phần trong số họ chưa ý thức được sự nguy hiểm của chúng. Chính phủ các quốc gia cũng nên quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ mục tiêu là hệ thống thông tin dân sự. Đó có thể là những nơi dễ bị tổn thương nhất và đôi khi khởi nguồn một cuộc chiến tệ hại truyền thống với súng đạn.

    Tham khảo Gizmodo

    Quân đội Thái Lan thành lập đơn vị chiến tranh số

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày