Trong vài năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt sáng chế tiện ích về chi giả như cánh tay robot 3D hay chi “giả tưởng” điều khiển bằng trí óc.
Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát triển thành công chân giả biết “cảm nhận”, không chỉ đơn thuần mô phỏng một số các cảm giác thông thường của đôi chân mà còn giúp giảm nhẹ cơn đau ở phần cơ thể đã mất (phantom pain) của nhiều người khuyết tật.
Chiếc chân giả này là “đứa con tinh thần” của nhà khoa học người Áo, Giáo sư Hubert Egger từ Đại học Linz, người được báo chí ca ngợi với phát minh cánh tay giả điều khiển bằng não từ 5 năm trước. Mặc dù sẽ còn rất lâu để chiêm ngưỡng sáng tạo mới nhất của ông, nhưng một người khuyết tật có cơ hội trải qua 6 tháng thử nghiệm sáng chế mới này đã tiết lộ với các phương tiện truyền thông về khả năng tuyệt vời của chiếc chân giả:
Sản phẩm của nhà khoa học người Áo.
"Tôi cảm thấy bản thân như được tái sinh", Wolfgang Rangger chia sẻ. "Có cảm giác như có thêm một chân nữa vậy. Tôi không còn bị trượt ngã trên băng và giờ đã có thể nhận thức và phân biệt được mình đang đi bộ trên sỏi, bê tông, cỏ hay cát. Tôi thậm chí còn có thể cảm thấy từng viên đá nhỏ".
Trong vài năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt sáng chế tiện ích về chi giả như cánh tay robot 3D hay chi “giả tưởng” điều khiển bằng trí óc. Tuy nhiên, các phát minh này lại mắc phải nhược điểm lớn khi không thể khôi phục lại cảm giác của chi bị mất cho người sử dụng. Để khắc phục vấn đề này, Egger đã phát triển một quá trình gồm hai giai đoạn.
Những bộ phận cơ thể giả đang giúp đỡ nhiều cho người khuyết tật.
Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ kích thích lại hệ thống dây thần kinh của người khuyết tật bằng cách kết nối các đầu dây thần kinh bị tê liệt lâu ngày với khu vực có các mô khỏe mạnh ngay dưới bề mặt da. Tiếp theo, phần gót của chiếc chân giả sẽ được trang bị một chuỗi cảm biến kết nối với đoạn chi bị khuyết. Điều này có nghĩa, thông tin thu được từ các cảm biến sẽ truyền trực tiếp đến não trong mỗi bước chân.
Egger giải thích, "Ở một bàn chân khỏe mạnh, các thụ thể ở da thực hiện chức năng đó nhưng điều này rõ ràng bất khả thi với những người khuyết tật. Tuy nhiên, các dây dẫn thông tin, hay các dây thần kinh, vẫn luôn tồn tại. Chúng chỉ không được kích thích mà thôi. Các cảm biến “nói” với bộ não rằng nó đang sở hữu một chiếc chân mới, và người sử dụng sẽ có cảm giác bàn chân nhấc lên khỏi mặt đất mỗi lần bước đi. Tóm lại, từ các kết quả thu được, đây là một quá trình hết sức đơn giản và dễ hiểu".
Một tác dụng tuyệt vời khác của chiếc chân giả là nó làm giảm “nỗi đau ma” (phantom pain), tức cảm giác đau đớn ở những bộ phận tay hoặc chân bị mất của cơ thể người khuyết tật. Hiện tượng này một phần được cho là sản phẩm của bộ não khi đang cố gắng điều chỉnh sự thiếu hụt của chi bị mất đối với cơ thể, tạo ra những tín hiệu hỗn hợp. Với chiếc chân giả này, bộ não sẽ có thể nhận được tín hiệu cảm giác từ các chi, kết quả là sẽ các cơn đau sẽ dần biến mất bởi não bộ đã không còn nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Tính thẩm mỹ cũng vô cùng quan trọng.
Một điểm cộng khác cho sáng chế này là các thủ tục phẫu thuật mang rất ít rủi ro. Như Egger giải thích, nguy cơ duy nhất là khi các dây thần kinh không kết nối một cách chính xác và kết quả là những cảm giác “chân thật” sẽ không thể tìm đến người bệnh.
Mặc dù chi phí cho một chiếc chân giả này lên tới 11,000 USD, người ta vẫn hy vọng giá tiền sẽ giảm dần sau mỗi lần cải tiến công nghệ. Cuối cùng, Egger hy vọng rằng dự án này có thể cải thiện cuộc sống của những người khuyết tật trên toàn thế giới.
Theo IFLscience
>>CEO của Xiaomi tiết lộ bí quyết thành công với triết lý “lợn bay”
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương