(GenK.vn) - Ngáp là một hành động quen thuộc, nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết tại sao sao chúng ta lại ngáp.
Năm 1923, nhà thần kinh học người Anh, ông Francis Walshe đã phát hiện ra một điều rất thú vị trong khi kiểm tra phản xạ của các bệnh nhân bị liệt nửa người. Đó là khi ngáp, họ có thể phục hồi được chức năng của phần cơ mặt và hàm của nửa cơ thể bị liệt. Trong nhiều trường hợp sau đó, điều tương tự cũng xảy ra. Nó giống như trong khoảng một vài giây khi ngáp, người bệnh không còn bị liệt nữa.
Walshe đã đi đến kết luận rằng hành động ngáp đã được kích hoạt bởi một trung tâm nguyên thủy của não, mà nằm ngoài vùng kiểm soát có ý thức. Do đó mà khả năng ngáp của cơ thể vẫn hoàn toàn bình thường, ngay cả khi kiểm soát của võ nào không còn điều khiển các cơ bắp liên quan đến hành động đó nữa. Ngáp, do đó là một hành vi nguyên thủy nhất. Làm chúng ta phải nhìn lại một kết luận của Charles Darwin, trong năm 1838 “khi nhìn một con chó, một con ngựa và một người đàn ông ngáp, nó làm tôi cảm thấy tất cả các loài động vật đều được xây dựng trên một cấu trúc giống nhau”.
Hành động đầu tiên của chúng ta không phải là khóc sau khi rời bụng mẹ, mà chính là ngáp. Johanna de Vries, một giáo sư về sản phụ khoa tại Đại học Vrije Amsterdam, đã phát hiện ra thai nhi cũng ngáp trong bụng mẹ. Và nó vẫn tiếp tục cho đến khi chúng ta chết đi.
Robert Provine, tác giả của cuốn Curious Behavior: Yawning, Laughing, Hiccupping, and Beyond (khám phá các hành động ngáp, cười, nấc và nhiều hơn thế), cho biết “Ngáp là một hành động vô thức, chúng ta ngáp một cách tự nhiên. Chúng ta không thể ngáp theo mệnh lệnh và đôi khi chúng ta cũng không thể kìm nén một cái ngáp lớn.”
Động vật cũng ngáp như con người.
Năm 400 trước Công nguyên, Hippocrates cho rằng hành động ngáp có liên quan đến việc chúng ta bị ốm. Khi ngáp, chúng ta giải phóng lượng khí nóng tích tụ trong cơ thể. Gần đây vào đầu năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngáp là một cơ chế làm mát cho bộ não và cơ thể.
Trong một loạt các nghiên cứu được tiến hành trong thập niên 80 và 90, Provine đã chứng minh rằng chúng ta ngáp nhiều hơn khi cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt chúng ta rất dễ ngáp khi vừa thức dậy và lúc chuẩn bị đi ngủ. Chúng ta cũng ngáp nhiều hơn khi cảm thấy nhàm chán. Trong một thí nghiệm của Provine, các tình nguyên viên ngáp thường xuyên hơn khi được nhìn vào một bức tranh tĩnh, so với những người được xem các video âm nhạc. Đôi khi chúng ta cũng ngáp khi đói, giống với một số loài linh trưởng.
Chản nản, mệt mỏi và đói có vẻ là những nguyên nhân dẫn đến việc ngáp. Tuy nhiên thực chất phía sau những nguyên nhân trên chính là việc não bộ của chúng ta bị mất tập trung. Một cái ngáp dài giống như tín hiệu giúp cảnh báo cơ thể, đề cao cảnh giác. Trên thực tế sau một cái ngáp dài bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn và muốn tham gia một hoạt động nào đó, đó là một dạng tín hiệu “thức dậy”.
Provine đã chỉ ra rằng, bạn có thể ngáp khi không chán nản, không mệt mỏi và cũng không đói. Như một vận động viên Olympic đôi khi ngáp trước khi nhận huy chương, một nghệ sĩ violin có thể ngáp trước khi trình diễn một bản concerto. Provine tiếp tục các nghiên cứu của mình với những người lính nhảy dù, những người luôn sinh hoạt điều độ nhất. Ông phát hiện ra rằng tỷ lệ những người lính dù ngáp khá cao trước khi họ tiến tới gần cửa carbin của máy bay.
Từ nhiều thí nghiệm của mình, Provine tin rằng hành động ngáp giống như báo hiệu cho sự thay đổi trạng thái sinh lý. Một cách để giúp cơ thể chuyển từ trạng thái tâm lý và hành vi này sang trạng thái tâm lý và hành vi khác. Giống như việc chuyển từ “giấc ngủ - tỉnh táo: khi thức dậy, tỉnh tảo – trạng thái ngủ, lo lắng sang bình tĩnh, chán nản sang tập trung”. Có thể nói hành động ngáp giống như một nỗ lực giúp thay đổi trạng thái bản thân, chứ nó không giống như một tín hiệu cho thấy bạn đang buồn ngủ hay chán nản. Vì vậy chúng ta không nên trách móc các học sinh, sinh viên thường ngáp trong giờ học, không phải vì họ thấy chán nản hoặc buồn ngủ, mà là họ đang cố gắng để tỉnh táo và tập trung nghe bài giảng hơn.
Tham khảo: howstuffworks, gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương