Mỗi người có một bộ gen nhất định và mỗi bộ gen lại có rất nhiều "công tắc di truyền" khác nhau có ảnh hưởng đến tình trạng sinh lý của cơ thể.
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Max Planck (Đức) đã tìm ra một mã gen trong bản đồ ADN của con người đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cơ thể chúng ta có bị béo phì hay không - cho dù là do ăn quá nhiều hay di truyền. Thậm chí, đội ngũ nghiên cứu còn tìm ra cách sử dụng mã gen này như 1 công tắc để bật và tắt đối với từng người.
Cụ thể, những chuyên gia về di truyền của Đức cho biết họ vẫn chưa thể tìm thấy nguyên nhân sâu xa của căn bệnh béo phì nhưng phát hiện ra "công tắc di truyền" này sẽ có thể thay đổi rất nhiều đối với việc điều trị một trong những căn bệnh phổ biến hiện này. Dựa trên nghiên cứu biểu kiến sinh học của cơ thể, các nhà khoa học nhận định rằng sự thay đổi về gen bên trong cơ thể phụ thuộc vào các tác động đến từ bên ngoài như tác nhân hóa học hoặc môi trường thay vì tự các ADN điều chỉnh cho bản thân. Mỗi người có một bộ gen nhất định và mỗi bộ gen lại có rất nhiều "công tắc di truyền" khác nhau có ảnh hưởng đến tình trạng sinh lý của cơ thể.
Tác giả của nghiên cứu này, tiến sỹ Andrew Pospisilik, cho biết ông và đồng nghiệm đã phát hiện ra một mã gen có trên Trim28 có tác động trực tiếp đến khả năng tăng hay giảm cân của cơ thể con người. Thậm chí, các nhà khoa học còn biết thêm rằng việc bật hay tắt "công tắc di truyền" này có thể ảnh hưởng lâu dài đến hệ thống di truyền cho thế hệ sau - ví dụ như nếu một ông bố bị béo phì được "tắt" Trim28 để chấm dứt căn bệnh này thì những đứa con sẽ có khả năng mắc béo phì do di truyền ít hơn. Trước đó, một nghiên cứu cũng của Viện nghiên cứu Max Planck đã tìm ra mối liên hệ giữa Trim28 về một số mã gen có thể điểu chỉnh được cân nặng.
Các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm để chứng minh tác động của Trim28 đối với sự tăng giảm cân năng của chuột bằng cách sử dụng kỹ thuật chỉnh sử gen CRISPR để tắt Trim28 đối với những cá thể chuột bị thừa cân quá mức và sau vài tháng, chỉ số cân nặng của chúng đã giảm đáng kể. Sau đó, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu đối với 13 cặp song sinh gồm 1 béo và 1 gầy để tiến xa hơn nữa. Kết quả là các nhà khoa học phát hiện Trim28 có tần xuất hoạt động nhiều hơn ở những người béo phì so với người anh em song sinh vốn không có vấn đề về cân nặng. Ngoài ra, tiến sỹ Andrew Pospisilik cũng cho biết thêm rằng việc phát hiện ra tác động của Trim28 đối với cơ thể không chỉ mở ra lối đi mới trong cuộc chiến chống lại bệnh béo phì mà còn giúp các nhà khoa học hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa.
Căn bệnh béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. "Cân nặng nên có" của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25-30. Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi,... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp,... và ung thư.
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android