Ngày 18/3: Tìm ra chất siêu dẫn, lần đầu tiên con người đi bộ ngoài vũ trụ

    TVD,  

    Những sự kiện đáng chú ý diễn ra vào ngày 18 tháng 3 trong lịch sử.

    Ngày 18 tháng 3 năm 1987: Công bố tìm ra chất siêu dẫn

    Năm 1911, Heike Kamerlingh Onnes làm thí nghiệm với thủy ngân nhận thấy rằng sự phụ thuộc của điện trở thủy ngân vào nhiệt độ khác hẳn sự phụ thuộc đối với kim loại khác. Khi nhiệt độ thấp, điện trở thủy ngân không phụ thuộc vào nhiệt độ nữa, chỉ phụ thuộc vào nồng độ tạp chất. Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ xuống tới Tc=4,1 độ K, điện trở đột ngột hạ xuống 0 một cách nhảy vọt. Hiện tượng nói trên gọi là hiện tượng siêu dẫn, và Tc là nhiệt độ tới hạn.

    Một nam châm được nâng trên mặt một vật liệu siêu dẫn nhúng trong nitơ lỏng lạnh tới −200 °C.

    Vào ngày 18 tháng 3 năm 1987, hàng ngàn nhà khoa học tham dự một cuộc họp của Hội vật lý Mỹ tại thành phố New York đã chính thức công nhận các tính chất siêu dẫn và ghi nhận chất siêu dẫn là một trong những hiện tượng vật lý.

    Ngày 18 tháng 3 năm 1965: Lần đầu tiên con người đi bộ ngoài vũ trụ

    Ngày 18 tháng 3 năm 1965 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ, khi tàu vũ trụ Voskhod 2 được phóng vào không gian mang theo hai phi hành gia người Liên Xô là Aleksey Leonov và Pavel Belyayev .

    Bức ảnh selfie của phi hành gia người Liên Xô Leonov, được chụp bên ngoài không gian vào năm 1965.

    Sau khi tàu vũ trụ Voskhod 2 ổn định quỹ đạo và thực hiện vòng quay thứ hai quanh Trái đất, phi hành gia Leonov đã rời tàu vũ trụ và bước ra ngoài không gian, trong khi vẫn được nối với tàu Voskhod 2. Leonov đã ở ngoài không gian 10 phút và ở độ cao 177 km so với bề mặt Trái đất.

    Ngày 18 tháng 3 năm 1858: Ngày sinh của Rudolf Diesel, người phát minh ra động cơ Diesel

    Rudolf Christian Karl Diesel là một kỹ sư người Đức, người phát minh ra động cơ đốt trong mà được đặt tên theo tên của ông, động cơ Diesel. Sau khi nghiên cứu động cơ đốt trong 4 thì của Nikolaus Otto , Diesel muốn tạo ra một động cơ có thể đạt giới hạn Carnot bằng cách nạp nhiều nhiên liệu hơn trong khi áp suất bên trong xi-lanh không thay đổi.

    Rudolf Christian Karl Diesel là người phát minh ra động cơ diesel, được sử dụng rộng rãi ngày nay.

    Động cơ Diesel sau đó đã được ông chế tạo và đăng ký bằng sáng chế vào năm 1892. Cho đến nay động cơ Diesel vẫn được sử dụng trong rất nhiều loại xe vận chuyển hàng hóa cần có sức kéo lớn, đặc biệt là các loại động cơ sử dụng trong đầu tầu hỏa. Rudolf Christian Karl Diesel mất năm 1913, một số kết luận cho rằng ông đã tự sát vì căn bệnh trầm cảm.

    Tham khảo: todayinsci

    >>Ngày 17/3: Phóng vệ tinh năng lượng Mặt Trời đầu tiên, cấp bằng sáng chế cho một loại vi khuẩn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày