Phát hiện vết tích hồ nước khổng lồ trên Sao Hỏa, thêm bằng chứng tồn tại sự sống

    TVD,  

    Một nhóm 3 nhà khoa học cho biết họ vừa mới tìm thấy một địa điểm tốt nhất trên bề mặt Sao Hỏa để tiến hành nghiên cứu về việc có hay không sự sống đã từng tồn tại ở nơi đây.

    Một nhóm 3 nhà khoa học cho biết họ vừa mới tìm thấy một địa điểm tốt nhất trên bề mặt Sao Hỏa để tiến hành nghiên cứu về việc có hay không sự sống đã từng tồn tại ở nơi đây. Đó chính là vết tích có thể là của một hồ nước trẻ nhất trên Sao Hỏa.

    Hiện nay trên bề mặt Sao Hỏa không có nước, nhưng các nhà khoa học tin rằng có những đại dương rất lớn đã từng tồn tại cách đây hàng tỷ năm. Và ở đâu có nước thì ở đó có thể tồn tại sự sống.

    Theo như những quan sát của nhóm khoa học này, thì Meridiani Planum là hồ nước trẻ nhất từng được phát hiện trên bề mặt Sao Hỏa. Do đó, đây có thể là nguồn nước duy nhất còn sót lại cách đây 3,6 tỷ năm.

    mars

    Vùng hồ Meridiani Planum, có thể là nơi duy nhất có nước còn sót lại cách đây 3,6 tỷ năm.

    Theo nhà nghiên cứu Brian Hynek, người đứng đầu dự án nghiên cứu này tại Viện nghiên cứu Khí quyển và Vật lý vũ trụ Đại học Colorado cho biết: “Chúng tôi đã tìm được vết tích có thể là của nguồn nước còn sót lại duy nhất của Sao Hỏa trước đây. Đây là một dấu hiệu tích cực vì dựa vào đó chúng ta có thể tìm hiểu thêm về sự sống đã từng tồn tại trên hành tinh này. Vì sự sống cần có nước, nên chắc chắn vào thời điểm đó sự sống sẽ tập trung xung quanh khu vực này”.

    Ông cũng cho biết thêm: “Khi phát hiện ra dấu tích của muối trên bề mặt, điều đó có nghĩa là từng tồn tại nước. Giống như Trái đất, đại dương bao phủ toàn bộ bề mặt cho đến khi nước bốc hơi một phần và để lộ mặt đất, đó là lúc sự sống bắt đầu phát triển”.

    Chính vì vậy các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu hàng trăm loại muối trầm tích dọc khắp Sao Hỏa để biết được đã từng có bao nhiêu nước trên hành tinh này. Và khu vực Brian Hynek này được phát hiện có nhiều muối trầm tích nhất.

    mars water

    Sao Hỏa có thể đã từng có đại dương khổng lồ bao phủ bề mặt.

    Bên cạnh đó, bằng cách so sánh số lượng và kích cỡ của các hố thiên thạch tại khu vực này so với trên Mặt Trăng, các nhà khoa học biết được đây là một khu vực còn khá trẻ. Tuy nhiên để xác định chính xác, các nhà khoa học phải dựa vào vết tích địa lý.

    Cụ thể, nhờ vào ảnh chụp từ vệ tinh Mars Reconnaissance Orbiter, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi hồ vẫn còn chứa nước, phần nước này chảy vào các rãnh trên bề mặt Sao Hỏa và chảy xuống lưu vực. Dần dần nó tạo ra các rãnh nhỏ chạy ngang qua một đồng bằng hình thành bởi nham thạch núi lửa.

    Đồng bằng này được hình thành từ 3,6 tỷ năm trước, trong khi đó các rãnh nước cắt ngang hình thanh sau. Do đó hồ nước này phải chưa đến 3,6 tỷ năm tuổi.

    Mặc dù nước là yếu tố quan trọng nhất để có thể tồn tại sự sống, nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng. Do đó theo nhà nghiên cứu Hynek thì nhóm của ông chưa thể chắc chắn rằng có sự sống tồn tại trên Sao Hỏa.

    Tuy nhiên ông hy vọng rằng nghiên cứu của mình sẽ giúp các phi hành gia của NASA sẽ biết phải đến đâu để tìm kiếm sự sống, sau khi đặt được chân lên Sao Hỏa. NASA có kế hoạch đưa tàu thám hiểm tiếp cận Sao Hỏa vào năm 2020 và sẽ đưa con người lên hành tinh này vào năm 2030.

    Tham khảo: businessinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ