Trong khuôn khổ khóa huấn luyện, các phi công và chuyên gia tìm kiếm – cứu nạn của lực lượng lính dù đổ bộ của căn cứ không quân số 7000 sẽ phải thực hiện bài tập nhảy dù từ trực thăng và những công tác tìm kiếm cứu nạn giả định, trong đó có cả trường hợp khi máy bay của họ điều khiển gặp phải tình huống khẩn cấp.
Vào cuối tháng Một hàng năm, các phi công quân sự của Nga đều phải trải qua khóa huấn luyện các kỹ năng sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt và cách giải quyết những tình huống khẩn cấp. Lớp học được tổ chức tại căn cứ không quân “Baltimore” – thành phố Voronezh. Họ sẽ được dạy làm thế nào để tồn tại ở nơi không có người, làm sao có được thức ăn, nước uống, lửa… cùng các vấn đề khác.
Trong khuôn khổ khóa huấn luyện, các phi công và chuyên gia tìm kiếm – cứu nạn của lực lượng lính dù đổ bộ của căn cứ không quân số 7000 sẽ phải thực hiện bài tập nhảy dù từ trực thăng và những công tác tìm kiếm cứu nạn giả định, trong đó có cả trường hợp khi máy bay của họ điều khiển gặp phải tình huống khẩn cấp.
1. Lớp học lý thuyết kéo dài trong 01 năm sẽ cung cấp những kiến thức về thoát hiểm bắt buộc bằng dù, các hành động của phi công, và những kỹ năng cần thiết khác cùng với thực hành nhảy dù.
Chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt gắn máy ảnh sẽ ghi lại mọi khoảnh khắc đáng nhớ
Điểm danh trước bài tập
2. Mỗi năm, một phi công Nga phải thực hiện ít nhất 2 lần nhảy dù, nếu không sẽ không được phép bay.
Hành trang của các phi công Nga gồm mũ bảo hiểm, dù và túi dự trữ sinh tồn cá nhân
Trao đổi trước khi lên máy bay
Máy bay được bơm đầy nhiên liệu trước khi cất cánh
3. Theo kịch bản, ngay sau khi máy bay trực thăng cất cánh thì chuông báo động sẽ kêu - động cơ bên trái bị cháy. Phi hành đoàn không thể dập tắt được ngọn lửa. Tiếp đó, động cơ thứ hai lại cháy. Giải pháp duy nhất lúc này là rời bỏ máy bay.
Các phi công lần lượt nhảy dù
Một học viên đã tiếp đất
4. Máy bay trực thăng bay lên đáp xuống nhiều lần để đón các học viên.
5. Ngoài việc nhảy dù theo lịch còn có những tình huống bất ngờ không báo trước. Trong những tình huống khẩn cấp thì các phi công phải dùng loại dù PN-58 chỉ sử dụng một lần. Chiều cao an toàn tối thiểu để nhảy của chiếc dù này là 60 mét. Trong quá trình sử dụng nó đã cho thấy độ tin cậy cao khi thả hình nộm từ độ cao 100 m.
Hình nộm có tên Ivan Ivanovich, ngoan ngoãn bay ra khỏi máy bay trực thăng từ độ cao 100 mét và tiếp đất trên tuyết.
6. Ivan đang mặc bộ đồ đặc biệt màu xám. Nó được thiết kế để bảo vệ phi công khỏi các cành và nhánh cây khi nhảy xuống rừng.
7. Đội cứu hộ sau khi tìm thấy viên phi công sẽ thả bằng dù cho anh ta một chiếc túi với tất cả những thứ cần thiết: từ thuốc men đến quần áo ấm. Trong trường hợp cần thiết, đội cứu hộ sẽ dùng tời để đưa người bị nạn lên trực thăng.
Hình nộm Ivan đang được đưa lên máy bay bằng tời
8. Người bị thương được đưa ra vào cabin của máy bay.
9. Bài tập đổ bộ không chỉ giới hạn với hình nộm. Sỹ quan George Maisuradze sẽ đóng vai người phi công gặp nạn.
10. Khi chiếc dù mở ra, thiết bị an toàn gắn liền với viên phi công sẽ hoạt động. Một chiếc bè cao su buộc vào phía dưới dây cứu hộ sẽ tự phồng lên trong trường hợp hạ cánh xuống nước; trên mình phi công có đeo túi dự trữ sinh tồn cá nhân chống nước NAZ-7M; máy radio "Komar" sẽ truyền tín hiệu trong tình huống khẩn cấp.
11. Sau khi hạ cánh, phi công tháo dù và cất chiếc máy liên lạc "Komar" vào bụng áo, như thế pin sẽ không bị lạnh và giữ thời gian hoạt động được lâu hơn. Khi thấy nhóm tìm kiếm, phi công sử dụng khói màu cam để đánh dấu vị trí, giúp đội cứu hộ nhanh chóng xác định được vị trí của mình.
12. Túi dự trữ sinh tồn cung cấp mọi thứ cần thiết để sử dụng trong khi phải chờ đợi để đội cứu hộ “vượt núi băng rừng” tìm đến. Trong điều kiện thực tế, có thể phải mất từ vài giờ đến vài ngày thì đội cứu hộ mới có thể tiếp cận được người bị nạn.
13. Chiếc dù sau khi hạ cánh có thể được sử dụng để làm chỗ trú ẩn hoặc để báo hiệu.
Cách thức sử dụng sẽ được trình bày thêm ở bên dưới.
Phần tiếp theo của bài tập sẽ là học cách sinh tồn nơi hoang dã.
14. Nằm cách sân bay không xa là lớp học kỹ năng sinh tồn.
Các học viên sẽ được thực hành những kỹ năng sống sót khi gặp trường hợp phải chờ đợi sự giúp đỡ trong thời gian dài tại một nơi nào đó hoang vu, địa hình phức tạp, ví dụ như trong rừng sâu vào mùa đông.
15.Nếu hạ cánh trên mặt nước, trong chiếc bè có uranin - chất nhuộm màu nước thành vàng-xanh sáng để báo hiệu.
Dòng sông Chicago được nhuộm xanh bằng uranin trong ngày lễ thánh Patrick hàng năm
Ngoài ra, loại bột này có thể được sử dụng trên tuyết.
Bè bơm hơi tự động một chỗ ngồi
16. Túi dự trữ sinh tồn NAZ-7M bao gồm: bè bơm hơi tự động, radio liên lạc khẩn cấp "Komar".
Các vật dụng trong túi có tổng khối lượng là 11 kg
Túi NAZ có bốn nhóm vật dụng:
• Nhóm thiết bị thông tin liên lạc và truyền tín hiệu (máy phát tín hiệu khẩn cấp, đạn pháo hiệu đạn dược và súng cối, gương)
• Nhóm thiết bị y tế (bông gạc, băng và i-ốt sát trùng)
• Nhóm thiết bị cắm trại (dao không quân, dao rựa, diêm chống gió (2 gói, mỗi gói 10 chiếc), sách hướng dẫn sinh tồn ở khu vực thưa dân cư, kính lọc sáng chống “quáng tuyết” (rất cần thiết ở nơi vùng cực nhiều tuyết), chất đốt khô, 16 viên đạn súng lục "PM")
• Nhóm thực phẩm (1 kg đường đóng gói và 900 gr kẹo caramen được vitamin hóa, 60 g muối)
Tấm họa đồ dùng trong giảng dạy về túi dự trữ sinh tồn NAZ-7M
17. Trên mỗi vật dụng đều có chỉ dẫn cách dùng. Túi dự trữ được tính toán đủ cho 01 người dùng trong ba ngày.
18. Máy liên lạc khẩn cấp "Komar". Vệ tinh sẽ bắt tín hiệu "Komar", truyền dữ liệu về vị trí trung tâm cứu hộ, từ đó trung tâm sẽ gửi thông tin tới cho đội tìm kiếm cứu nạn gần nhất.
"Komar" được gắn trên một chiếc phao hơi để không bị chìm trong trường hợp rơi xuống nước. Trong ba giờ đầu tiên, Komar sẽ làm việc trong chế độ “Mayak” (ngọn hải đăng) phát sóng liên tục để đội giải cứu có thể xác định chính xác vị trí của phi hành đoàn đang truyền đi tín hiệu cầu cứu.
19. Đài phát R-855A1M làm việc trên tần số 406 MHz của hệ thống không gian quốc tế "КОСПАС-SARSAT”. Mỗi đài phát đều có mã số riêng đi kèm theo máy bay. Vì vậy, trung tâm cứu hộ sẽ biết được tín hiệu đó là của máy bay nào và phi hành đoàn nào.
Đài phát có ba chế độ hoạt động:
• Phát tín hiệu vệ tinh “Cấp Cứu” ở tần số 406,037 MHz
• Chế độ "Mayak" ở tần số 121.5 MHz phát tín hiệu cho đội tìm kiếm, cứu nạn
• Chế độ thu/phát hoạt động cũng ở tần số 121.5 MHz giúp liên lạc hai chiều giữa phi hành đoàn và đội cứu hộ.
20. Các thiết bị báo hiệu với pháo hiệu 15-mm màu đỏ. Khi bay trên khu vực thưa dân cư, các phi công còn được trang bị vũ khí cá nhân như súng lục Makarov "PM" và 16 viên đạn.
Nhiều vật dụng trong túi dự trữ sinh tồn có thể được sử dụng đa mục đích. Từ chiếc dù có thể dựng được nhiều loại chỗ trú ẩn hoặc trải ra trên mặt đất để đánh dấu bãi đáp cho trực thăng. Dây cáp và dây dù được cuốn vào túi để treo móc các vật dụng. Chiếc bè cứu hộ một chỗ ngồi còn có thể dùng làm nệm nằm hoặc như một chiếc áo mưa. Hộp thiếc nhỏ đóng vai trò như nồi, còn nắp hộp được dùng làm chảo rán.
21. Khi có nắng, phi công sẽ sử dụng một tấm gương làm vật phát tín hiệu để báo hiệu cho các máy bay bay qua.
Với điều kiện thời tiết đẹp thì ánh sáng phản chiếu từ chiếc gương có thể được nhìn thấy từ cách xa 30 km.
22. Kính bảo vệ, đường kính trắng, dao không quân, đạn dược, diêm, chất đốt khô, dao rựa, gương tín hiệu, súng và pháo hiệu, đài phát khẩn cấp P-855A1M.
23. Hãy nhìn gần hơn một chút. Có thể thấy, thức ăn cho phi công là 1 kg đường (hoặc 900 gram caramen được vitamin hóa) đựng trong hộp carton màu nâu ở góc dưới cùng bên trái.
Theo tính toán, chế độ ăn “kiêng” như vậy vẫn sẽ giúp phi công đủ tỉnh táo để ra quyết định và cầm cự được trong 03 ngày. Chúng ra đều biết rằng đường có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của não. Khi bay trên sa mạc, caramen sẽ được thay bằng nửa lít nước.
24. Diêm chống gió, chất đốt khô và dao rựa
Cận cảnh que diêm và giấy quẹt
Diêm được làm ở nhà máy diêm Ural - thành phố Ural nổi tiếng với dòng xe U-oát (UAZ)
Giáo viên đang giới thiệu về chiếc dao rựa đặc biệt, đằng sau là người quay phim với chiếc máy quay được bọc áo ấm để chống lại cái lạnh âm 20 độ C
Cận cảnh dao rựa sinh tồn
25. Bảng kê các vật dụng có trong túi
1-Đạn súng lục; 2-Pháo hiệu; 3-Caramen; 4-Ăng-ten của máy phát vô tuyến; 5-Chất đốt khô; 6-Vật dụng băng bó; 7-Diêm; 8-Gương; 9-Muối.
26. Nếu phải chờ đợi trong thời gian dài, các phi công sẽ cần dựng lều trú ẩn hình nón có cửa ra vào, được quấn xung quanh bằng dù. Trong lều hoặc phía trước lều phi công sẽ đốt một đống lửa – kiểu “taiga” hoặc kiểu “thợ săn”. Nhờ vậy có thể đun nước hoặc chiên rán thực phẩm.
27. Nếu không có mặt trời, thì có thể nhóm lửa làm tín hiệu: xếp các cành củi thành hình giếng hoặc hình tháp rỗng, bên trong nhồi nhiều lá cây sao cho tạo ra càng nhiều khói càng tốt. Nếu có thể, phi công sẽ dùng dầu hoặc nhiên liệu lấy từ thùng nhiên liệu của máy bay (bị rơi) để nhóm lửa.
28. Giếng lửa dùng làm lửa báo hiệu, vì thế tỏa rất nhiều nhiệt, nhưng lại nhanh tàn.
29. Trong khu rừng mùa đông sẽ rất khó để bị chết đói, còn mùa hè thì kiếm thức ăn còn dễ hơn nhiều. Hạt dẻ rụng có thể ăn sống như món nhấm nháp, còn vỏ và cành thông dùng để nấu súp cùng với những quả rụng bị đóng băng.
Món chính có thể là giun đất chiên, và lá việt quất sẽ là một loại trà tuyệt vời. Súng lục PM dùng để săn thú cũng không đến nỗi nào.
30. Cho tuyết vào chiếc “nồi” - hộp nhôm này và đun chảy là sẽ có nước uống.
31. Khi ở trong lãnh thổ của địch, phi công nên tránh gặp người và các khu dân cư.
Đã có trường hợp ở Chechnya: một viên phi công rời khỏi chiếc máy bay bị nạn. Anh ta muốn ăn nên tìm đến ngồi làng gần nhất để mua sữa và bánh kẹo. Sau khi ăn no thì tìm chỗ ngủ và rồi bị đánh thức bằng một cú đánh bằng báng súng vào giữa mặt rồi bị bắt. Tất nhiên, nếu máy bay bị rơi trên lãnh thổ quân mình thì phi công phải làm ngược lại, tức là tìm mọi cách để gặp được người dân.
Nếu nơi phi công tiếp đất có sóng di động, thì họ thường báo cáo với cấp trên qua điện thoại di động về địa điểm hạ cánh và tình trạng sức khỏe. Sau đó lấy pháo hiệu ra để báo cho máy bay cứu hộ tới đón.
32. Khi nhìn thấy máy bay cứu hộ, phi hành đoàn gặp nạn sẽ trải dù lên mặt đất để làm tín hiệu. Dù của phi công có 2 màu: màu cam cực kỳ hiếm gặp trong tự nhiên vào mùa đông, màu trắng - vào mùa hè. Vòng tròn bằng dù có nghĩa là "tôi ở đây." Dấu chữ thập thông báo “không thể hạ cánh ở đây”. Có thể chỉ cho máy bay địa điểm hạ cánh tốt bằng tay hoặc bằng hình mũi tên đắp nên từ cây cỏ.
Để báo hiệu có người bị thương, dù sẽ được xếp thành hình vòng tròn, ở giữa xếp hình người dang hai tay hai chân sang bên.
33. Pháo hiệu 15 mm và súng bắn pháo hiệu.
34. Đạn pháo hiệu có màu đỏ và bay cao cao 50 mét.
35. Nhờ đạn pháo hiệu PSND "Ngày-Đêm", người bị nạn không chỉ thu hút sự chú ý mà còn báo cho đội cứu hộ biết hướng và tốc độ gió.
36. Đạn pháo hiệu có hai đầu: ban ngày là khói màu cam sáng.
37. Và ban đêm là ngọn lửa màu đỏ tươi.
38. Ngọn lửa này có thể được sử dụng châm bếp, nhóm lửa.
Mời các bạn xem video một khóa huấn luyện của phi công Nga:
Các phi công Nga tham dự khóa huấn luyện tại Krasnoda
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android