Robert Lightfoot, quản trị viên của NASA, cho biết ông không thấy có vấn đề gì trong việc dời ngày phóng đến tận năm 2023.
Tàu vũ trụ Orion đã trải qua một chuyến bay thử nghiệm không người lái vào tháng 12 năm ngoái và được dự kiến sẽ chính thức bay cùng các nhà du hành vào tháng 8/2021, mặc dù vậy các quan chức của NASA đã quyết định dời lịch khởi hành bay chính thức tới tháng 4/2023 với lý do chuẩn bị thật tốt công các chi tiết bảo hộ an toàn của tàu.
Thiết kế đồ họa của tàu Orion.
Robert Lightfoot, quản trị viên của NASA, cho biết ông không thấy có vấn đề gì trong việc dời ngày phóng đến tận năm 2023 khi tất cả đội ngũ thực hiện dự án đều muốn tất cả phải thật sự gần như hoàn hảo, ví dụ như một trong các vấn đề nổi cộm là sự phụ thuộc vào việc tái sử dụng các linh kiện trong quá trình thử nghiệm. Chỉ cần một linh kiện bị hỏng và cần thay mới, nhiều khả năng kinh phí sẽ tăng lên.
Theo lịch tình dự kiến của NASA, một chuyến bay mang tên Exploration Mission-1 sẽ được khởi động vào cuối 2018 mang theo những thiết bị trọng tải nặng để thử nghiệm sức mạnh của tên lửa đẩy thiết kế riêng cho nó mang tên Space Launch System (SLS), vốn đang được phát triển.
Một kỹ sư của hãng Lockheed Martin đang kiểm tra các chi tiết máy của tàu Orion.
Space Launch System ( SLS) là hệ thống phóng tên lửa không gian do NASA phát triển với công suất lớn nhất trong lịch sử, có thể đưa các vật thể nặng tới 130 tấn lên quỹ đạo. Nó được thiết kế với mục đích giúp con người tiến sâu vào không gian, khám phá những hành tinh xa hơn trong hệ Mặt Trời như sao Thổ, sao Mộc,… và bao gồm cả việc đưa con người lên sao Hỏa bằng phi thuyền Orion trong tương lai gần.
Đây là hệ thống phóng không gian mạnh nhất trong lịch sử, có khả năng mang theo phi thuyền, thiết bị hoặc hàng hóa có khối lượng và trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay mà chưa có tên lửa nào trong quá khứ làm được. Từ năm 2013, NASA đã hoàn tất những thiết kế cơ bản của SLS, các kỹ sư đang tiếp tục hoàn thiện để chính thức phóng đi lần đầu tiên tại Trung tâm hàng không vũ trụ Kenedy vào năm 2017.
Mô phỏng quá trình phóng tên lửa SLS.
SLS được thừa hưởng những công nghệ từng giúp NASA thực hiện thành công các sứ mạng trong quá khứ, đồng thời được trang bị thêm những công nghệ tiên tiến nhất nhằm giảm thời gian phát triển, giảm chi phí chế tạo và vận hành. Bệ phóng chính của SLS sử dụng nhiên liệu Hydro lỏng và hệ thống đẩy oxy lỏng bao gồm 4 động cơ RS-25. Đồng thời, SLS còn được tăng cường bằng các tên lửa đẩy nhiên liệu rắn trong giai đoạn đầu của quá trình phóng.
Trong khi đó, chuyến bay Exploration Mission-2 đi kèm với 4 nhà du hành của NASA cùng vô sô trang thiết bị tiếp tế cho Trạm vũ trụ quốc tế ISS sẽ được tiến hành vào tháng 8/2023 sau khi tất cả các công đoạn chuẩn bị đã hoàn tất. Nhiệm vụ chính của Orion là đưa các nhà du hành bay quanh Mặt Trăng và quay về Trái Đất, trong đó sẽ có thời gian phi hành đoàn tiếp cận ISS để tiếp tế cho trạm.
NASA cho biết kinh phí tối thiểu dành cho tàu Orion là 6,77 tỷ USD, tính từ tháng 10/2015 đến chuyến bay chở người đầu tiên năm 2023. Con số này nằm trong chi phí 10,5 tỷ USD của chương trình Constellation được khởi động vào năm 2005. Đó còn chưa kể chi phí phát triển hệ thống tên lửa SLS trị giá hơn 7 tỷ USD (dự án này có sự hợp tác của cơ quan không gian Châu Âu), điều này khiến tổng chi phí để để có thể đưa các nhà du hành vũ trụ lên không gian bằng tàu Orion có thể chạm mức 17 tỷ USD.
Bên trong tàu Orion như thế nào?
Orion là một loại tàu vũ trụ đang được thiết kế và phát triển của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Mỗi tàu Orion sẽ mang theo tất cả các phi hành gia đang điều khiển ở trên tàu. Và sẽ được đưa vào không gian bởi tên lửa Ares I. Trong đó, cũng có một loại xe chạy trong không gian vũ trụ vẫn đang được hoàn thiện. Cả Orion và Ares I đều là những bộ phận của NASA của dự án Constellation, có kế hoạch để gửi cho người du hành vũ trụ trở lại Mặt Trăng trong năm 2020, và sau đó chở đi đến Sao Hỏa và các điểm khác trong Hệ Mặt Trời.
Tham khảo SpaceflightNow
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"