Đội ngũ các nhà khoa học của NASA đã tìm thấy một hành tinh giống Trái Đất sau 20 năm tìm kiếm khắp Vũ Trụ với tên Kepler 452b. Tuy vậy, có gì đảm bảo được sự sống tồn tại trên hành tinh này?
Sự kiện NASA tìm ra một hành tinh tương đồng với Trái Đất của chúng ta đã gây rúng động cả thế giới. Hành tinh này mang mã Kepler 452b và cách Trái đất tới 1400 năm ánh sáng. Đây là một hành tinh đặc biệt, nó có rất nhiều điểm tương đồng với sự sống trên Trái Đất, nhưng có một câu hỏi cần được giải đáp: "Hành tinh này có đang hoặc đã từng tồn tại sự sống hay không?
Hình ảnh mô tả bề mặt của Kepler 452b.
Ngay tại thời điểm này, các nhà khoa học chưa thể đưa ra ngay câu trả lời, tuy nhiên những hình ảnh về hành tinh Kepler 452b cũng đã là một tia hy vọng dành cho nhân loại rồi.
Để trả lời câu hỏi hóc búa trên, chúng ta cần giải đáp các thắc mắc dưới đây.
1. Kepler 452b có quay quanh một ngôi sao nào đó giống với Mặt Trời của chúng ta hay không?
Có hàng ngàn ngôi sao trong Vũ Trụ, mỗi ngôi sao đều có kích thước và nhiệt độ khác nhau. Thậm chí, có nhiều ngôi sao lớn gấp hàng vạn lần so với Mặt Trời của chúng ta, nhiều trong số đó nguội lạnh hoặc nổ tung khi chết đi. Những ngôi sao đó không có khả năng tạo ra sự sống quanh mình. Một vài nơi trong dải ngân hà, các ngôi sao rất nhỏ và nguội, những ngôi sao đó sẽ lâu chết hơn nhưng cũng sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho sự sống ở các hành tinh quay quanh nó giống như Mặt Trời và Trái Đất. Khi nhiệt độ không cung cấp quá nóng hoặc quá lạnh, nước không thể tồn tại được ở dạng chất lỏng, và điều này đó không giúp tạo ra sự sống như trên Trái Đất.
Tuy nhiên, thật mừng khi Kepler 452b ở trong một hệ mặt trời giống chúng ta, nếu coi Kepler 452b là một "anh họ" của Trái Đất, thì ngôi sao mà nó quay quanh cũng là "anh em họ" với Mặt Trời.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức năng lượng mà Kepler 452b nhận được từ ngôi sao gần nó nhất, nhiều hơn 10% so với Trái Đất.
------------------------------------------
2. Quỹ đạo cũng ảnh hưởng tới việc hình thành sự sống
Một tín hiệu đáng mừng khác về sự sống trên Kepler 452b, hành tinh này có quỹ đạo cách ngôi sao gần nhất 93 triệu dặm, khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt trời là 92,96 triệu dặm, điều này có thể sẽ giúp nước tồn tại ở dạng lỏng. NASA chưa thể kết luận có nước ở dạng lỏng hay không, nhưng quanh mỗi ngôi sao thường chỉ có một hành tinh có sự sống, và Kepler 452b khả năng lớn là nơi đó.
Khoảng cách được cung cấp nhiệt độ ở mức vừa đủ cho việc hình thành sự sống, không quá nóng cũng như không quá lạnh. Nhớ đó chúng ta sẽ không phải gửi những con tàu vũ trụ đi kiểm tra xem hành tinh nào có nước, hành tinh nào không.
Biểu đồ dưới đây thể hiện vị trí của Trái Đất, Kepler 452b và một loạt các hành tinh khác tới ngôi sao gần chúng nhất. Lưu ý biểu đồ này không nêu rõ khoảng cách thực tế giữa hành tinh và ngôi sao, nhưng nó cho ta thấy năng lượng các hành tinh nhận được ở mức độ nào.
------------------------------------------
3. Hành tinh này cũng cần hàng tỉ năm để hình thành sự sống
Với Trái Đất, sinh vật sống đầu tiên xuất hiện cách đây 3,5 tới 3,8 tỉ năm, điều có nghĩa Trái Đất cần tới 500 triệu năm để tạo ra sự sống, trong khi loài người mới xuất hiện cách đây 200.000 năm.
Các nhà nghiên cứu ước tính tuổi của hành tinh Kepler 452b dựa vào ngôi sao của nó. Báo cáo cho biết ngôi sao mà Kepler 452b xoay quanh khoảng 6 tỉ năm tuổi (hơn Mặt Trời và Trái Đất 1,5 tỉ năm).
Giáo sư Jon Jenkins, trưởng nhóm nghiên cứu Ames của NASA cho biết: "Một nguồn cảm ứng vô cùng lớn đã đến khi tôi biết ngôi sao Kepler 452b đã xoay quanh ngôi sao của nó 6 tỉ năm, lâu hơn nhiều so với Trái Đất. Trong thời gian đó, có rất nhiều cơ hội cho sự sống nảy nở và sinh sôi trên mặt đất nếu có đủ thành phần cần thiết và điều kiện cho sự sống tồn tại".
------------------------------------------
4. Xét đến yếu tố kích thước của hành tinh
Những hành tinh lớn trong Hệ Mặt Trời như Sao Mộc hay Sao Thổ hầu hết đều không có đất đá trên bề mặt. Chúng chỉ như những quả bóng đầy khí ga dưới khí quyển. Để sống thì rõ ràng bạn cần một hành tinh có mặt đất, với Kepler 452b thì bạn không cần lo về điều đó.
Nhóm nghiên cứu kích thước của Kepler 452b cho biết hành tinh này lớn hơn Trái Đất khoảng 60%, kích thước này vẫn khá nhỏ so với những hành tinh trước đây chúng ta từng nghiên cứu. Đó là một tin khá tốt vì chúng ta luôn nghĩ rằng những hành tinh có sự sống thì cần có bề mặt để đứng trên đó. Trừ khi những người ngoài hành tinh có khả năng bay.
Dưới đây là biểu đồ so sánh kích thước của Kepler 452b với 11 hành tinh mới được phát hiện khác.
------------------------------------------
5. Phần bề mặt không phải thứ duy nhất ảnh hưởng tới kích thước của một hành tinh.
Những ngôi sao như Mặt Trời của chúng ta hay Ngôi sao của Kepler 452b đều sẽ ngày một nóng hơn. Một số nhà khoa học nghĩ rằng trong vòng khoảng một tỉ năm tới, Mặt Trời sẽ cực nóng, đủ khả năng làm bay hơi hết nước ở các đại dương, đó là lúc sự sống kết thúc.
Tuy nhiên, Kepler 452b và ngôi sao của nó "sống lâu" hơn chúng ta và Mặt Trời hơn một tỉ năm, môi trường của nó ở trong một trạng thái tốt hơn.
Trích dẫn từ tuyên bố của NASA mới đây: "Hành tinh đó lớn hơn Trái Đất 60% và có thể nặng gấp 5 lần khối lượng hành tinh của chúng ta. điều đó giúp bổ sung thêm khả năng bảo vệ khỏi sự mất kiểm soát hiệu ứng nhà kính thêm khoảng 500 triệu năm so với Trái Đất"
Vì thế nếu Trái Đất có kích thước tương đồng với Kepler 452b, chúng ta sẽ có ít thể yên tâm sống thêm khoảng vài trăm triệu năm trước khi lo lắng về việc hành tinh bốc hơi bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tất nhiên điều này không mang ý nghĩa chúng ta có thể làm ngơ với sự thay đổi của khí hậu Trái Đất.
------------------------------------------
6. Dù đáp ứng được những yếu tố quan trọng, nhưng Kepler 452b chưa phải "ứng cử viên sáng giá nhất cho ngôi nhà tiếp theo của loài người".
Có một điều chúng ta cần phải biết, đó là những hình ảnh mà kính thiên văn Kepler ghi lại chưa thể chứng minh được rằng có nước trên bề mặt hành tinh này, và sẽ cần thêm nhiều năm nữa để các thế hệ kính viễn vọng hiện đại hơn mang lại các bức ảnh chi tiết hơn hiện tại.
Như vậy "Trái Đất thứ hai" chúng ta mới tìm thấy có đủ những điều kiện để xuất hiện sự sống nhưng không có gì đảm bảo được rằng đã và đang có sự sống diễn ra ở trên đó.
Ngoài ra, Kepler 452b cũng không phải nơi duy nhất có dấu hiệu của sự sống, trong Hệ Mặt Trời của chúng ta cũng có những nơi như thế. Các nhà khoa học tại NASA từng có nghiên cứu về mặt trăng Enceladus của Sao Thổ và mặt trăng Europa của Sao Mộc với nhiều bằng chứng chắc chắn hơn về việc tồn tại nước ở dạng lỏng.
Hai mặt trăng kể trên đều khá lớn, có đại dương sâu bên dưới mặt băng của chúng. Sự sống có thể đang "bơi" trong các đại dương đó dù còn nhiều yếu tố khắc nghiệt. Nhà khoa học Steve Vance, một thành viên của nhóm nghiên cứu về mặt trăng Europa tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA nghĩ rằng chắc chắn "có gì đó" đang sống dưới đó
Ngoài ra, Sao Hỏa vẫn chưa bao giờ nằm ngoài danh sách là một nơi có sự sống, chưa kể tới khoảng cách từ Trái Đất đến Sao Hỏa là khá gần so với những nơi khác.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương