Vài điều về án tử hình ở Mỹ

    Neutralize,  

    Theo báo cáo của tổ chức ân xá quốc tế Amnesty, Iran, Irac, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ là những nước có nhiều phạm nhân bị tử hình nhất trên thế giới. Bài viết dưới đây xin cung cấp một vài con số và thông tin có liên quan tới lệnh tử hình ở Mỹ.

    Chính phủ có nên duy trì án tử hình hay không vẫn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong số 194 nước thành viên của Liên hợp quốc, đã có tới 50% các nước bỏ luật tử hình trong khi 22% vẫn duy trì và áp dụng luật tử hình trong các bộ luật. Theo báo cáo của tổ chức ân xá quốc tế Amnesty, Iran, Irac, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ là những nước có nhiều phạm nhân bị tử hình nhất trên thế giới. Bài viết dưới đây xin cung cấp một vài con số và thông tin có liên quan tới lệnh tử hình ở Mỹ.
     
    Duy trì án tử hình hay không vẫn là vấn đề gây tranh cãi.
     
    Án tử hình tiêu tốn lượng tiền khổng lồ: Bản nghiên cứu năm 2011 ở bang California (Hoa Kỳ)  chỉ ra rằng bang này đã phải chi ra 4 tỷ USD vào thực thi các án tử hình từ năm 1978 cho đến nay. Mỗi năm, California phải chi ra khoàng 184 nghìn USD vào thực thi án tử hình. Trong vòng năm năm tới, các nhà nghiên cứu còn dự đoán bang này sẽ phải chi tới 1 tỷ USD vào những chuyện này.
     
    Án tử hình tiêu tốn lượng tiền khổng lồ.
     
    Không có chứng cứ chắc chắn nào khẳng định án tử hình sẽ giảm tỷ lệ tội phạm: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hành quyết những phạm nhân không làm giảm tình trạng phạm tội so với án tù chung thân. Hơn nữa, các nước không áp dụng án tử hình có tỷ lệ giết người thấp hơn so với các nước có áp dụng án tử hình. Khu vực phía Nam nước Mỹ chiếm hơn 80% số vụ hành quyết trên đất nước này và cũng là khu vực có tỷ lệ người phạm án tử hình cao nhất nước.
     
    Những người vô tội có thể đã phải chịu án tử hình nhầm: Theo các suy luận của cảnh sát và chuyên gia hình sự, rất có thể trong hai năm qua, bốn người đàn ông Mỹ bị xử sai và họ đã phải chịu án tử hình nhầm. Điều này thật sự là một điều khủng khiếp vì đã tước đi sinh mạng của những người vô tội.
     
    Phân biệt chủng tộc cũng quyết định kẻ phạm tội có chịu tử hình hay không: Màu da của cả nạn nhân và kẻ phạm tội có quyết định rất lớn trong kết quả của một vụ án xử tử hình. Năm 1990, một báo cáo của Văn phòng kế toán tổng hợp Mỹ  (General Accounting Office) đã đưa ra kết luận, 82% kết quả các vụ án được nghiên cứu có ảnh hưởng bởi màu da, chủng tộc của bị cáo và nạn nhân. Thường trong một vụ án, nếu nạn nhân là người da trắng thì khả năng kẻ giết người  bị nhận án tử hình sẽ cao hơn rất nhiều so với nạn nhân là người da đen.
     
    Sự phân biệt chủng tộc cũng ảnh hưởng tới kết quả phiên tòa.
     
    Luật tử hình đi ngược lại với đạo lý của tôn giáo: Các bài học nhân sinh đều khuyên răn con người sống từ bi. Phật giáo khuyên răn con người không nên sát sinh dù vì bất cứ lý do nào đi nữa. Còn với thiên chúa giáo, sự sống lad do Thiên chúa ban, người ta không có quyền kết liễu đời mình hoặc đời người khác. Một  bác sĩ nữ theo đạo  Công giáo chia sẻ: “Sự sống phải được bảo vệ và được tôn trọng vì đó là món quà của Thiên Chúa. Con người được sinh ra giống hình ảnh Thiên Chúa nên chúng ta không được phép kết liễu sự sống như thể chúng ta chỉ là cây cỏ”.
     
    Luật tử hình - nên hay không?
     
    Trên đây chỉ là một số thông tin có liên quan tới luật tử hình ở Mỹ. Có tử hình hay không vẫn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và thảo luận. Một trong những biện pháp tốt nhất để không cần áp dụng án tử hình, đó là gia đình, nhà trường và xã hội cần tích cực kết hợp giáo dục mỗi cá nhân phát triển toàn diện và đúng hướng.
     
    Tham khảo: deathpenalty

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày