Những pixel siêu nhỏ, chỉ 300x300 nm, đây có thể là tiền thân của một công nghệ màn hình độ phân giải siêu cao.
Một nhóm các nhà khoa học Anh tại Đại học Oxford đã phát minh ra loại vật liệu mới có thể mang đến bước đột phá cho ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hiển thị. Đó là một vật liệu có khả năng tạo ra một màn hình cảm ứng tiêu thụ cực ít năng lượng mà vẫn thể hiện màu sắc sống động, độ phân giải và tương phản cực cao ngay dưới ánh sáng mặt trời.
Các nhà khoa học trong nhóm tiết lộ, họ đang thực hiện đàm phán với một số công ty điện tử lớn nhất thế giới để chuyển giao công nghệ. Có thể trong vài năm tới, công nghệ màn hình mới này sẽ thay thế hoàn toàn màn hình cảm ứng ngày nay, chấm dứt thời kì của điện thoại thông minh ngày sạc một lần.
Các mẫu vật liệu GST được thử nghiệm.
“Chúng tôi có thể tạo ra cả một thị thị trường mới”, Peiman Hosseini, một trong số các nhà nghiên cứu cho biết trong phỏng vấn của The Telegraph. “Nếu sở hữu một thiết bị thông minh, bạn sẽ phải sạc nó mỗi đêm. Trong tương lai, bạn chỉ phải sạc chúng một lần mỗi tuần”.
Đơn vị đang phát triển vật liệu siêu việt này là Bodie Technologies, một công ty “spin-off” tách ra từ Đại học Oxford. Công nghệ của chiếc màn hình vẫn chưa được hé lộ, tuy nhiên, một số nhà khoa học tinh tế đã nhận ra rằng nó có thể được làm từ vật liệu chuyển pha germanium-antimony-tellurium hay còn gọi là GST.
Các vật liệu này đã từng xuất hiện trong bài nghiên cứu xuất bản năm ngoái của chính các nhà khoa học tại Bodie Technologies. Họ chế tạo các lớp vật liệu GST dày mỗi 7 nm và chèn vào đó hai lớp điện cực trong suốt. Các lớp được xếp ngăn và họ cung cấp vào đó một dòng điện năng lượng cực thấp. Mặc dù vậy, nó cũng đủ để tạo nên một màn hình phẳng hay cong tùy ý có khả năng hiện thị màu sắc.
Peiman Hosseini trong phòng thí nghiệm.
“Ban đầu, hình ảnh chỉ được tạo ra bằng cách sử dụng kính hiển vi lực điện tử. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu sau đó đã có thể chứng minh những lớp ngăn vật liệu GST có thể tạo nên những pixel thông dụng như hiện nay”, The Engineer cho biết. “Những pixel siêu nhỏ, chỉ 300x300 nm, chúng có thể được bật tắt theo ý muốn tạo ra các chấm màu. Đây có thể là tiền thân của một công nghệ màn hình độ phân giải cực kỳ cao”.
Nhóm nghiên cứu nói rằng chiếc màn hình mà họ đang nhắm tới sẽ có kích thước siêu mỏng, màu sắc sinh động, độ phân giải cực cao và có khả năng hiển thị siêu tốt dưới ánh sáng mặt trời. “Tất cả những đặc điểm này khiến vật liệu mới đặc biệt phù hợp cho những thiết bị hiển thị tinh tế như kính thông minh, màn hình có thể gập lại, kính chắn gió và thậm chí là cả võng mạc nhân tạo”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Xung điện có thể được sử dụng để đổi màu vật liệu GST.
Tuy nhiên, trước đó Bodie Technologbies cũng sẽ không bỏ qua thị trường sôi động bậc nhất toàn cầu: các thiết bị thông minh như smartphone và máy tính bảng. Khi chúng ta sử dụng smartphone hay máy tính bảng gần như năng lượng tiêu thụ lớn nhất thuộc về màn hình cảm ứng và đèn nền. Với vật liệu GST được cấu hình thành các lớp ngăn, nó có thể cắt giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ để hiển thị và giữ cho chiếc smartphone chạy cả tuần.
Cuối cùng, 12 tháng là con số mà Bodie Technologies đưa ra cho chúng ta chờ đợi sự xuất hiện của chiếc màn hình nguyên mẫu đầu tiên. Trong khi đó, họ vẫn sẽ nỗ nực để đạt được thỏa thuận với các nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới. Hi vọng rằng đây sẽ là công nghệ cuối cùng phá vỡ sự phụ thuộc của chúng ta vào chiếc ổ điện và dây cáp sạc điện thoại mỗi ngày.
Theo Sciencealert
Chế tạo thành công kính bảo vệ màn hình siêu cứng chỉ sau kim cương
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"