Khát khao đổi mới sáng tạo quốc gia và nỗ lực thúc đẩy trợ lý ảo AI ‘tiến hóa’ của Viettel

    Thu Hà,  

    Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cảm nhận được tinh thần quyết tâm và khát khao đổi mới sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp, của mỗi người dân Việt Nam khi tham dự lễ khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) Hoà Lạc và Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023).

    Khát khao đổi mới sáng tạo quốc gia và nỗ lực thúc đẩy trợ lý ảo AI ‘tiến hóa’ của Viettel - Ảnh 1.

    Viettel mang đến Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VIIE) 2023 Trợ lý ảo pháp luật.

    Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Đây là sự kiện 2 trong 1 rất quan trọng và ý nghĩa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

    Và quyết tâm, khát khao đó không chỉ tới từ các cơ quan quản lý. Tham quan triển lãm, ghé thăm các gian hàng và nghe giới thiệu về các sản phẩm, người đứng đầu Chính phủ cho biết ông cảm nhận được tinh thần quyết tâm và khát khao đổi mới sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp, của mỗi người dân Việt Nam. Thủ tướng cũng đặt niềm tin vào năng lực đổi mới sáng tạo của các thành tố trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nước nhà.

    Trong số 200 gian hàng tại triển lãm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian ghé thăm gian hàng của Tập đoàn Viettel, nơi trưng bày các công nghệ 5G tự phát triển, bao gồm cả Chip 5G vừa được thử nghiệm thành công cùng các ứng dụng Trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo (AI) với thông điệp “Technology with heart – Công nghệ từ trái tim”.

    Đưa công nghệ “viễn tưởng” vào cuộc sống

    Đến với VIIE 2023, hai trong số các sản phẩm tiêu biểu của Tập đoàn Viettel là mô hình trợ lý ảo phục vụ ngành tòa án và giải pháp hỗ trợ chăm sóc khách hàng tự động - Viettel AI Video KYC. Không còn là chatbot phản hồi người dùng theo những mẫu câu được thiết lập sẵn, trợ lý ảo AI của Viettel đã “tiến hóa” với những khả năng khiến nhiều người ngạc nhiên vì nghĩ chỉ có trong “phim viễn tưởng”.

    Trợ lý ảo pháp luật phục vụ Hệ thống Tòa án là trợ lý ảo duy nhất ở Việt Nam sở hữu hệ thống tri thức pháp luật lớn và đáng tin cậy. Trợ lý ảo này sở hữu hệ thống cơ sở tri thức ngành với hơn 160.000 văn bản pháp luật, 63 án lệ, và hơn 1 triệu bản án trong đó có hơn 1.200 quyết định giám đốc thẩm và hơn 80.000 bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tối cao cung cấp.

    Được xây dựng trên nền tảng Viettel Cyberbot, trợ lý ảo phục vụ ngành tòa án nói riêng, các trợ lý ảo do Tập đoàn Viettel phát triển nói chung, đều có khả năng xử lý tốt nhất hội thoại, giọng nói và ngôn ngữ tiếng Việt. Công nghệ này khiến Viettel Cyberbot đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống tổng đài tự động qua Callbot và Chatbot.

    Không chỉ tối ưu nguồn nhân lực, khả năng tương tác tự nhiên và thân thiện với khách hàng của các trợ lý ảo còn giúp doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi số, qua đó tạo điều kiện để người dùng tiếp cận gần hơn với những “công nghệ của tương lai”.

    Khác với quan niệm của đại đa số người dùng về những chatbot (vốn chỉ trả lời các câu hỏi theo mẫu), Tập đoàn Viettel đã áp dụng hàng loạt công nghệ tối tân để Cyberbot tự nhiên nhất có thể. Công nghệ nhận dạng tiếng nói tự động (Automatic Speech Recognition) cho phép chuyển đổi lời thoại của người dùng thành ký tự với độ chính xác lên tới 95% cùng khả năng chống nhiễu hiệu quả. Công nghệ tiếng nói nhân tạo cho phép các bot có thể phản hồi khách hàng với giọng nói tự nhiên tới 95% như giọng người thật.

    Khát khao đổi mới sáng tạo quốc gia và nỗ lực thúc đẩy trợ lý ảo AI ‘tiến hóa’ của Viettel - Ảnh 2.

    Trợ lý ảo pháp luật của Viettel được tích hợp nhiều công nghệ 4.0 tiên tiến nhất, đặc biệt là công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

    Ngoài ra, công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) cho phép xác định được các ý định, thực thể nhắc đến trong hội thoại, giúp bot hiểu và tương tác tốt với khách hàng. Bên cạnh những tri thức được nạp vào, bot còn có khả năng tự học từ chính các tình huống, góp phần nâng cao độ hoàn thiện từng ngày.

    Chính nhờ những ưu điểm đó, Viettel Cyberbot có thể ứng dụng trong đa dạng ngành nghề, từ Viễn thông, Tài chính - Ngân hàng, Dịch vụ hành chính công, Y tế, Giáo dục, Giao vận, Quản lý Khách sạn…. Bên cạnh tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian, những nhân sự ảo, hoạt động 24/7, còn góp công không nhỏ trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua việc đáp ứng ngay lập tức mọi nhu cầu của khách hàng.

    Công nghệ Việt bắt kịp thế giới

    Nối dài những thành tựu đã đạt được, Tập đoàn Viettel tiếp tục “trình làng” những công nghệ mới với mục tiêu cuối cùng là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Giải pháp hỗ trợ chăm sóc khách hàng tự động Viettel AI Video, không chỉ giúp doanh nghiệp này tiết kiệm gần 60 tỷ đồng/năm mà còn là lời khẳng định công nghệ Made in Vietnam đang bắt kịp với xu hướng tiên phong của thế giới.

    Khát khao đổi mới sáng tạo quốc gia và nỗ lực thúc đẩy trợ lý ảo AI ‘tiến hóa’ của Viettel - Ảnh 3.

    Trợ lý ảo của Viettel được trang bị nhiều tính năng dựa trên nền tảng Big Data, Cloud…

    Bên cạnh khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Viettel AI Video KYC còn được trang bị tính năng thị giác máy tính trên nền tảng Big Data và Cloud… để giải quyết linh hoạt các bài toán của tổ chức, doanh nghiệp và xã hội.

    Cụ thể, Viettel AI Video KYC, nằm trong dự án AI Human, có thể thực hiện xác minh khách hàng, giao tiếp bằng giọng nói và xử lý hình ảnh tự động. Chỉ cần gọi điện thoại lên tổng đài, trợ lý ảo có thể xác định danh tính người dùng và phản hồi các yêu cầu của khách hàng theo thời gian thực. Nhà phát triển cho biết tỉ lệ duyệt đơn hàng trên bot khoảng 90%, hệ thống xử lý hàng trăm nghìn cuộc gọi video call mỗi tháng, hoạt động 24/7.

    Để hiểu hết về năng lực của Viettel AI Video KYC, bộ phận chăm sóc khách hàng của Viettel Telecom - một đơn vị của Tập đoàn Viettel, có lẽ là địa chỉ phù hợp nhất. Xuất hiện trong hình hài một cô nhân viên chăm sóc khách hàng trên màn hình thiết bị thông minh của người dùng, Viettel AI Video KYC không chỉ giải đáp tốt những thắc mắc của khách hàng thay cho nhân viên thực mà còn gây ấn tượng với những cử chỉ, điệu bộ và biểu cảm rất giống với con người.

    Dựa trên dữ liệu người dùng, “nhân viên AI” có khả năng thấu hiểu khách hàng vượt trội so với các đồng nghiệp bằng xương bằng thịt. Chính điều này giúp tạo nên sự cá thể hóa với từng khách hàng, qua đó đáp ứng đúng, trúng và phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người dùng.

    Khi khách hàng đã quen với việc giao tiếp với trợ lý ảo, Tập đoàn Viettel tiếp tục nỗ lực để làm chủ những công nghệ tiên tiến hàng đầu, xây dựng nền tảng để các trợ lý AI ngày càng thật và hữu ích với người dùng. Ở chiều ngược lại, chính những trải nghiệm tích cực của khách hàng sẽ giúp các trợ lý ảo AI trở nên phổ dụng hơn, góp phần thúc đẩy mục tiêu chuyển đổi số mà Chính phủ đề ra.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ