Vào thời xa xưa, người Nga đã thả ếch vào thùng sữa để khiến sữa không bị ôi thiu nhanh chóng khi để ngoài không khí.
Có thể nói chiếc tủ lạnh là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người. Với chiếc hộp có chiều cao gần bằng đầu người này, nó đã thay thế gần như toàn bộ các phương pháp bảo quản thực phẩm khá tốn kém về mặt kinh tế lẫn không gian. Trước khi tủ lạnh được phát minh, người xưa đã sử dụng mọi phương pháp bảo quản như ủ chua, ướp muối, ngâm giấm, xông khói, v.v... Tuy nhiên có lẽ ít người biết các bảo quản sữa khá kì dị của người Nga cổ: cho ếch vào trong thùng sữa.
Thật vậy, vào thời xa xưa, người Nga đã thả ếch vào thùng sữa để khiến sữa không bị ôi thiu nhanh chóng khi để ngoài không khí.
Tại sao họ làm như vậy? Để tìm hiểu lý do, nhà hóa học tại đại học Moscow, ông A.T. Lebedev, đã nghiên cứu và phát hiện ra các hóa chất kháng khuẩn trên da của loại ếch Nâu nước Nga (Russian Brown frog) khiến sữa khó bị tác động bởi vi khuẩn. Nghiên cứu trên đã được đăng tải lên tạp chí Hóa Chất Cộng Đồng Mỹ (American Chemical Society's Journal of Proteome Research).
Được biết, các loài lưỡng cư đã tiết ra hóa chất kháng khuẩn có tên peptide thông qua da, giúp chúng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn trên môi trường ẩm ướt. Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra 21 hợp chất giúp kháng sinh và diệt khuẩn trên da ếch. Tuy nhiên, bằng cách kỹ thuật hiện đại, ông Lebedev cùng các cộng sự đã tìm thêm 76 loại hợp chất có tác dụng tương tự.
Trong phòng thí nghiệm, các hợp chất trên đã kháng lại vi khuẩn salmonella gây thổ tả và staphylococcus (tụ cầu khuẩn gây nhiễm trùng và nhiễm độc) khá tốt, thậm chí tương đương với các thuốc kháng sinh hiện nay. "Những loại peptide này có thể hữu dụng để phòng tránh vi khuẩn kháng kháng sinh trong y học tương lai", ông Lebedev cho biết.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?