“Kho báu” khổng lồ không ai giữ, đến lúc sắp hỏng lại khiến các chuyên gia đau đầu
Kho báu khổng lồ này là một nguồn hấp thụ carbon quan trọng.
- Châu Âu 'khát' điện, châu Á, Phi thiếu thức ăn - hoá ra nguyên nhân đến từ tình trạng khan hiếm loại tài nguyên tưởng như miễn phí và vô tận này
- Một loại năng lượng sạch “xé sách” bước ra ngoài đời: Hứa hẹn sẽ mang lại nguồn tài nguyên vô tận, cung cấp điện năng liên tục 24/7
- Cổ phiếu Berkshire tăng quá cao khiến máy tính của các sàn giao dịch 'quá tải', nguyên nhân là do Warren Buffett
- Không tài nguyên, thiên tai thường xuyên, Nhật Bản đã "sao chép" các nước khác để trở thành cường quốc như thế nào?
Ở miền bắc Canada có một đống gỗ khổng lồ lớn gần bằng Manhattan. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng đống gỗ này có thể giải phóng hàng triệu tấn carbon vào không khí do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Đống gỗ khổng lồ bao gồm những cây đã chết từ hàng nghìn năm trước được lưu giữ khi móc chặt vào với nhau thành khối và được đóng băng sâu. Dòng sông Mackenzie đã đưa đống gỗ này trôi về phía bắc Bắc Cực.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ và mực nước biển tăng lên, đống gỗ có thể bị vỡ ra và mục nhanh hơn, theo nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Michigan tên Alicia Sendrowski.
Các nguồn hấp thụ carbon tự nhiên như rừng, đầm lầy và đại dương là yếu tố quan trọng trong việc làm chậm biến đổi khí hậu vì chúng hấp thụ nhiều carbon hơn so với lượng thải ra. Các nguồn hấp thụ carbon trên đất liền được ước tính chiếm một phần tư lượng khí thải của thế giới, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ.
Sendrowski cho biết rằng các nhà nghiên cứu không có hiểu biết nhiều về các đống gỗ lớn khác trên thế giới, về cách chúng hình thành và lượng carbon chúng có thể chứa, cũng như không rõ chúng sẽ bị ảnh hưởng thế nào bởi biến đổi khí hậu.
Không phải tất cả các kho chứa carbon đều chịu được sự tăng nhiệt, một số có thể tan chảy hoặc mục nhanh chóng khi bị ảnh hưởng quá mức. Ví dụ, permafrost (tầng đất đóng băng vĩnh cửu) tan chảy từ từ rồi tan rất nhanh, gây ra nguy cơ thải ra không khí lượng carbon lớn và tạo ra hiệu ứng tuyết lở.
Các nhà khoa học đang cố gắng xác định lượng carbon trong gỗ ở Bắc Cực và lượng carbon có thể thải ra do biến đổi khí hậu, khi mà các đống gỗ đã tồn tại trong hàng trăm hoặc hàng ngàn năm bắt đầu phân hủy do trái đất ấm lên.
Sendrowski cho biết gỗ cây lâu đời nhất mà cô tìm thấy có niên đại khoảng 1.300 năm, phần lớn những gỗ cây còn lại có tuổi đời chưa đến 70 năm.
Đống gỗ mà Sendrowski nghiên cứu có diện tích 5.180 ha, phân bố trên toàn vùng châu thổ của sông Mackenzie. Đống gỗ này có thể chứa khoảng 3,4 triệu tấn carbon, tương đương với lượng khí thải của 2,5 triệu xe ô tô trong một năm, theo công trình nghiên cứu của Sendrowski được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.
Tham khảo The Washington Post
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI