Khoa học chứng minh: Bắt đầu giờ học muộn hơn, tinh thần học sinh càng tích cực và tỷ lệ tốt nghiệp càng cao

    NPQM,  

    Vấn đề xoay quanh giờ học bắt đầu buổi sáng dù được đem ra thảo luận từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa thực sự thống nhất được thành quy chuẩn nhất quán.

    Theo một nghiên cứu mới đây, nếu mọi trường học và cơ sở giáo dục bắt đầu giờ học vào ít nhất 8h30 sáng hoặc muộn hơn, tỷ lệ tham gia đóng góp và tốt nghiệp ra trường của học viên sẽ tăng lên tích cực. Cụ thể, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng thời lượng ngủ được kéo dài thêm sẽ giúp củng cố những hiệu suất học tập, tâm lý và hành vi của thế hệ trẻ ngồi trên ghế nhà trường.

    "Có nhiều bằng chứng đã nói lên hậu quả trầm trọng của việc thiếu ngủ như dẫn đến các suy nghĩ và hành vi tiêu cực như tự sát, lạm dụng chất kích thích, trầm cảm hay tự làm tổn thương mình," phát biểu bởi Pamela McKeever, lãnh đạo dự án nghiên cứu tại Đại học Trung tâm Connecticut ở New Britain.

    "Chính những khía cạnh đó đã bổ sung dẫn chứng cho những mối liên hệ mật thiết giữa khoa học và giáo dục," chia sẻ bởi McKeever với Reuters Health. "Qua đây, các giáo viên và phụ huynh sẽ thấy được tầm quan trọng của giấc ngủ đối với kết quả học tập lâu dài của từng học sinh."

    Trong quá trình tìm hiểu, McKeever và đồng nghiệp Linda Clark đã tiến hành thu thập ngưỡng giờ vào học, tỷ lệ tốt nghiệp và đóng góp của hơn 30000 học sinh tại 29 trường trung học trải dài trên 7 bang. Sau đó, họ đã phát hiện ra rằng, chỉ sau 2 năm đổi mới áp dụng giờ học muộn hơn, những con số về tỷ lệ ghi nhận đã tăng lên khá rõ.

    Chẳng hạn, số học sinh tốt nghiệp trước đó đạt 79% và đã chạm ngưỡng 88% sau khi thay đổi. "Không chỉ cộng đồng học sinh sinh viên mà còn cả xã hội cũng có thể được hưởng những lợi ích tích cực nếu chúng ta biết cách áp dụng và điều chỉnh đúng đắn," trích lời McKeever. "Vì tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn nên họ sẽ có xác suất lớn để tránh khỏi những vấp ngã không đáng có khi ra trường, cũng như nhiều cơ hội thăng tiến sớm trong sự nghiệp."

    Ngoài ra, McKeever và Clark cũng viết trên tạp chí Sleep Health rằng thay đổi bằng cách trì hoãn giờ vào học muộn hơn chút có thể giúp tác động tốt đến năng suất chung toàn cảnh, nhất là đối với các học sinh có hoàn cảnh không thuận lợi, họ sẽ có đủ thời gian để lên kịp xe buýt, đến trường đúng giờ và có động lực theo đuổi con đường học tập của mình dễ dàng hơn.

    "Khi một học sinh lỡ xe buýt sáng và đó là phương tiện duy nhất để đến trường, chắc chắn là họ sẽ muộn lớp học và sẽ sớm trượt môn," Kyla Wahlstrom từ Đại học Minnesota nhận định (Wahlstrom không nằm trong khuôn khổ dự án nghiên cứu đề cập bên trên). "Nhiều người không nghĩ việc dậy sớm và tốt nghiệp là liên quan trực tiếp mật thiết với nhau, nhưng đúng là như vậy."

    Thực chất, ngay từ những năm cuối thập niên 1990, Wahlstrom và một số nhà nghiên cứu khác đã đề cập đến mối tương quan trên. Năm 2014, bà và đồng nghiệp lại tiếp tục công bố một số liệu khác chỉ ra kết quả của thay đổi, khi 9000 học sinh ở 8 trường trung học công trên 3 bang được theo dõi trong 3 năm liền cho thấy ảnh hưởng tích cực khi giờ học bắt đầu vào 8h35 sáng hoặc muộn hơn.

    Tháng 12 vừa qua, Viện Dược liệu Điều trị Giấc ngủ của Mỹ đã khuyến nghị giờ học xuất phát muộn hơn sẽ tạo nên những lợi ích như tăng hiệu quả nghỉ ngơi, giảm tai nạn giao thông và chứng buồn ngủ. Viện Nhi Mỹ cũng xác nhận 8h30 sáng là mức thời gian lý tưởng để bắt đầu giờ học.

    Nhưng tất nhiên là không phải tất cả mọi nơi đều thay đổi cho phù hợp với khuyến cáo như vậy. Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Bệnh tật (CDC ) tại Mỹ đã thống kê 75-100% số trường công trên 42 bang vẫn vào học sớm hơn 8h30 sáng.

    Thông thường, "nhịp sinh học cơ thể tuổi teen có xu hướng thức muộn về đêm nhiều hơn, và đó là dấu hiệu cố hữu chung, do đó hầu như lý do duy nhất để họ dậy sớm là vì giờ học bắt buộc," chia sẻ bởi Anne Wheaton, chuyên gia tại CDC Atlanta (Wheatin cũng không trực tiếp tham gia dự án nghiên cứu ban đầu).

    Bên cạnh đó, vẫn có một vài hạn chế tồn tại quanh nỗ lực nghiên cứu này, đó là còn nhiều yếu tố khác có để tác động thêm tới tỷ lệ tham gia đóng góp học tập và tốt nghiệp, ví dụ như chuyển giao cấp học, chính sách giáo dục, đổi giáo viên... Hơn nữa, nghiên cứu cũng không thực sự đi vào chi tiết thời lượng ngủ hay chứng minh được học sinh có ngủ nhiều hơn kể cả khi học muộn hơn hay không.

    "Cuộc tranh luận về mối liên hệ giữa giờ học và thói quen ngủ đủ giấc vẫn luôn là chủ đề nóng suốt nhiều năm nay," phát biểu bởi Mary Carskadon, chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Brown (Rhode Island ). "Hiệu quả thu được về sau sẽ trở nên tích cực nhất nếu tự thân học sinh và phụ huynh biết cách thay đổi theo cho phù hợp, cụ thể như giới hạn giờ ngủ cố định và tránh tham gia các hoạt động dài vào buổi đêm."

    Tham khảo: BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày