Việc hiểu rõ nhu cầu của chính bản thân sẽ giúp bạn nghỉ ngơi và tăng khả năng tập trung. Ngủ là bước đầu tiên để bạn thực hiện điều này.
Trong khi bạn luôn rơi vào tình trạng có quá nhiều thứ phải làm mà không biết làm gì trước, thì sự thật là thường xuyên phải làm nhiều việc có thể làm giảm khả năng tập trung của bạn. Nếu bạn là một người luôn ôm đồm nhiều việc “thâm niên”, thì liệu có cơ hội nào để tăng khả năng tập trung?
Daniel Lavitin – Giáo sư tâm lý học đến từ trường Đại học McGill ở Montreal và là tác giả cuốn sách This Is Your Brain on Music: The Science of a Human Obsession, cho biết có một vài điều chung mà hầu hết chúng ta có thể làm để cải thiện sự tập trung.
Bước 1: Ngủ nhiều hơn
Nếu bạn không có một giấc ngủ phù hợp hay có cảm giác căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy thật khó để có thể tập trung. Cà phê có thể giúp làm tăng sự tập trung ở một số người nhưng cũng có thể làm giảm sự tập trung ở những người khác, khiến cho họ cảm thấy lo lắng hay “bồn chồn”.
Việc hiểu rõ nhu cầu của chính bản thân sẽ giúp bạn nghỉ ngơi và tăng khả năng tập trung. Đây là bước đầu tiên để cải thiện khả năng có được sự tập trung lâu dài hơn.
Bước 2: Viết ra những gì làm bạn rối trí
Khi mọi người cố gắng trù tính điều gì ngay từ lần đầu tiên, thì tâm trí của họ thường bị xâm chiếm bởi những suy nghĩ lan man, vô ích.
“Chúng tôi gọi đó là trí nhớ con khỉ” và những điều tương tự có thể xảy ra nếu bạn phải tập trung", Diana Raab – tác giả cuốn sách Healing with Words: A Writer’s Cancer Journey, cho biết. Đây là lúc bạn nên có một cuốn sổ tay. Hãy viết ra những suy nghĩ hay những việc phải làm để lúc sau bạn có thể giải quyết nó.
Bước 3: Tắt những trò tiêu khiển kỹ thuật số
Giống như bất kỳ sự thực hành nào khác, tập trung diễn ra tốt nhất khi bạn đặt mục tiêu thành công cho bản thân – chuyên gia phát triển chuyên nghiệp Benjamin Brooks – nhà sáng lập của PILOT, Inc. – một chương trình huấn luyện nhân viên, cho biết.
Hãy chắc chắn bạn có đủ nguồn lực và tài liệu cho công việc của bạn, phác ra thời gian để làm các công việc. "Hãy chắc chắn tắt các thông báo email và phương tiện truyền thông xã hội. Khi thông báo được kích hoạt, những người khác sẽ quyết định sự tập trung của bạn đi đến đâu", ông nói.
Bước 4: Đam mê việc bạn đang làm
Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để tập trung vào một điều gì đó, bạn phải có đam mê – Levitin cho biết. Nếu không có sự đam mê, bạn sẽ bị phân tâm bởi những suy nghĩ hay những yêu cầu khác của bản thân trong khoảng thời gian đó. Bạn phải quyết định rằng đây là công việc bạn sẽ phải hoàn tất bây giờ chứ không phải làm những công việc khác và quyết tâm thực hiện nó đến cùng.
Bước 5: Thực hành
Lấy lại sự tập trung có thể yêu cầu bạn phải thực hành. Bạn có thể cần phải bắt đầu với 10 phút tại một thời điểm, buộc bạn phải tập trung vào công việc. Sau đó, dần dần tăng lượng thời gian mà bạn tập trung vào một nhiệm vụ. Mục đích là bạn phải tập trung cho mỗi nhiệm vụ từ 25 đến 90 phút, tùy thuộc vào loại công việc bạn đang làm và ngưỡng tập trung của bạn đến đâu.
Bước 6: Hợp nhất những khoảng gián đoạn “phiền nhiễu”
Brooks cho biết, ở giữa các thời kỳ suy nghĩ, có những khoảng gián đoạn ngắn có thể thực sự giúp bạn tăng cường sự tập trung. Trong khi các loại gián đoạn đó sẽ có hiệu quả khác nhau với một số người, thì điều mấu chốt là phải thay đổi hoàn toàn những thói quen bạn thường làm trước đó.
“Dừng lại công việc đang làm để đọc một cuốn tiểu thuyết hay tự thưởng cho mình một tách cà phê, xem một cái gì đó trên Politico – làm một việc hoàn toàn khác biệt cho phép tôi nạp lại năng lượng chỉ trong một giây, vì vậy khi tôi đang làm việc, tôi sẽ làm với hiệu suất cao chứ không bị phân tâm” – ông nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android