Khoa học chứng minh: Tranh luận trên mạng dễ làm người ta hóa "trẻ trâu", hãy trò chuyện trực tiếp để tránh mất bình tĩnh
Nếu không muốn mang tiếng "anh hùng bàn phím", tốt nhất đừng tranh cãi trên các mạng xã hội hay bất cứ ngóc ngách nào của internet!
Hẳn là chúng ta đã không còn xa lạ với những " cuộc chiến" nảy lửa trên các mạng xã hội, thậm chí là bất kì nơi nào trên mạng internet có thêm mục bình luận. Theo nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã xác nhận rằng con người chúng ta có xu hướng thích trừng phạt người khác vì họ sai.
Đúng là sai thì đáng chê trách và lên án, nhưng những vụ việc xảy ra trên mạng xã hội thì thường bị phóng đại tới mức không ngờ.
Tranh luận trên mạng internet là điều không còn xa lạ với bất kì ai.
Một nhóm các nhà khoa học khác đã vô tình phát hiện ra rằng, con người ta còn có phản ứng hoàn toàn khác nhau khi đọc và khi nghe một nội dung nào đó. Nói nôm na thì, ta thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực về những thứ người khác viết, còn khi nghe họ nói ra bằng lời thì nó lại trở nên "có lý" hơn.
Đây là kết quả thu được từ một thử nghiệm với 300 người tại Đại Học Chicago, Mỹ. Ứng viên được đọc, xem video hoặc nghe về các tranh luận liên quan tới những chủ đề đang nóng. Sau đó, họ được phỏng vấn về phản ứng sau khi đọc/xem/nghe những ý kiến mà họ không đồng tình.
Thử nghiệm này đem lại kết luận: người ta có xu hướng cho rằng những ai không đồng tình với ý kiến của mình thì một là "quá ngu ngốc", hai là "chưa hiểu vấn đề". Tuy nhiên, các nhà khoa học còn tìm ra thêm một điều thú vị nữa về sự khác biệt giữa nhóm người được nghe về các ý kiến và nhóm người được đọc chúng.
Chính xác hơn thì những người được nghe ít có xu hướng phản đối hay nghĩ rằng ý kiến nào đó là "ngu ngốc". Ngược lại, nếu chỉ đọc các bình luận bằng chữ thì xu hướng này lại tăng rất cao.
Một trong những nhà khoa học vì quá bất ngờ đã tự mình thử nghiệm thêm lần nữa. Ông đã đọc một bình luận về chính trị trên báo giấy rồi ghi lại phản ứng. Một tuần sau đó, ông xem đoạn video với một người nói lại chính ý kiến đó bằng lời trên TV. Khi so sánh, ông cũng nhận ra rằng phản ứng giữa 2 lần là quá khác nhau. Trong khi ý kiến khi được viết ra thì thật sự lố bịch, những gì ông nghe được trên TV lại trở nên có lý, phù hợp hơn.
Vậy thì chúng ta nên làm gì?
Hãy tranh luận trực tiếp để hiểu nhau hơn và tránh bị "kích động".
Nếu bạn có vô tình tạo ra tranh cãi với người thân hay bạn bè, tốt nhất hãy tìm đến họ để nói chuyện trực tiếp thay vì "gõ phím" trên mạng, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên mà giải quyết.
Ngoài ra, nếu bạn có thấy một điều gì đó thực sự bất bình trên mạng thì hãy nhớ rằng, một phần của vấn đề nằm ở tâm lý của bạn khi đọc nó. Nếu không muốn trở thành một "anh hùng bàn phím" thực sự thì hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi phản bác nhé.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI