Vào đầu năm 2022, một mảnh rác vũ trụ được cho là của tên lửa đẩy Trung Quốc đã va vào Mặt Trăng và để lại một hố kép bất thường trên bề mặt vệ tinh của Trái đất.
- Bản đồ mới cho thấy núi lửa 'làm loạn' trên Mặt trăng bùng nổ nhất Hệ Mặt trời
- NASA dùng bụi Mặt trăng để tạo oxy cho các phi hành gia
- "Chào em, thầy đây" - câu mở đầu của trò lừa đảo mới: Công an cảnh báo đã có nhiều người mất trắng hàng chục tỷ, ôm nợ
- 2 tiết lộ kinh ngạc của Ấn Độ ở Mặt trăng: Mang theo công nghệ hạt nhân và 2,06 tấn regolith bị thổi bay
- Sự khác biệt giữa mẫu đất Sao Hỏa và đất Mặt Trăng tiết lộ hậu quả đáng lo ngại con người!
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Hành tinh (Planetary Science Journal) vào ngày 16/11/2023, các nhà nghiên cứu từ Đại học Arizona (Mỹ) giải thích rằng, theo phát hiện của họ, có vài nghi ngờ rằng vật thể đâm vào Mặt trăng vào tháng 3/2022 là mảnh vỡ tên lửa đẩy Long March 3C của Trung Quốc và rằng hố kép bất thường mà nó để lại sau cú va chạm cho thấy rằng tên lửa đã mang theo một vật nặng bí ẩn.
Tên lửa đẩy Long March 3C phóng tàu Chang’e 5-T1 vào tháng 10/2014. Ảnh: AP
Tranh cãi về vật thể va vào Mặt trăng
Theo trang Futurism (Mỹ), vụ va chạm với Mặt trăng này đã gây ra nhiều đồn đoán kể từ trước khi nó xảy ra.
Đầu năm ngoái, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một mảnh rác vũ trụ đang hướng tới Mặt trăng.
Vật thể ban đầu được xác định là tầng đẩy thứ hai của tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX dùng trong vụ phóng Đài quan sát khí hậu không gian sâu (DSCOVR) cách đây 8 năm. Nhưng trong một tuyên bố hồi tháng 2/2022, nhà thiên văn học người Mỹ Bill Gray đã đính chính rằng mảnh vỡ thuộc về tên lửa đẩy Long March 3C được phóng vào tháng 10/2014 trong khuôn khổ Sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng Chang’e 5-T1 của Trung Quốc.
Trước tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay lập tức lên tiếng phủ nhận trách nhiệm và khẳng định tên lửa đẩy Long March 3C được đề cập đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ và "bốc cháy hoàn toàn".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc tuân theo luật pháp quốc tế về phát triển các chương trình không gian và cam kết duy trì tính bền vững lâu dài của các hoạt động trong vũ trụ.
Tuy nhiên, theo Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ (SPACECOM), tầng trên của tên lửa đẩy Long March 3C chưa từng quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất, điều đó có nghĩa là nó đang trôi nổi ở đâu đó gần hành tinh của chúng ta, hoặc có thể là Mặt trăng.
Tháng 3/2022, mảnh vỡ tên lửa bí ẩn đó đã va chạm với Mặt trăng. Tuy Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) không theo dõi vụ va chạm vào thời điểm nó xảy ra, nhưng nhiều tháng sau, vụ va chạm đã được xác nhận bởi các hình ảnh từ Tàu quỹ đạo do thám Mặt trăng (LRO) của NASA. Các hình ảnh này cho thấy, vụ va chạm đã để lại một hố kép bất thường trên bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
Vụ va chạm đã để lại một hố kép bất thường trên bề mặt Mặt trăng. Ảnh: NASA
Vật thể thứ hai bí ẩn
Nghiên cứu mới công bố vào ngày 16/11/2023 của Đại học Arizona không chỉ phát hiện với mức độ tin cậy cao rằng mảnh vỡ rơi xuống Mặt trăng vào tháng 3/2022 gần như chắc chắn là của tên lửa đẩy Long March 3C, mà các nhà nghiên cứu còn kết luận rằng, miệng hố kép bất thường mà vụ va chạm để lại cho thấy rằng tên lửa có thể còn mang theo một thứ khác.
Tuy nhiên, có vẻ như vật thể thứ hai đó là gì vẫn là một bí ẩn.
Cụ thể, quan sát của các nhà nghiên cứu về tên lửa Trung Quốc cho thấy rằng, có thứ gì đó nặng gắn vào mảnh vỡ khiến nó nhào lộn trong không gian trước khi rơi xuống - đây không phải là tình huống thường xảy ra đối với những vật thể loại này.
Tanner Campbell - nghiên cứu sinh tiến sĩ hàng không vũ trụ của Đại học Arizona - trong một thông cáo báo chí của trường về nghiên cứu này cho biết: "Một thứ gì đó đã tồn tại trong không gian miễn là nó chịu tác dụng của lực hấp dẫn của Trái đất và Mặt trăng cũng như ánh sáng từ Mặt trời. Vì vậy, bạn sẽ mong đợi nó chao đảo một chút, đặc biệt khi bạn coi thân tên lửa là một cái vỏ rỗng lớn với một động cơ nặng ở một đầu. Nhưng đây chỉ là cảnh nhào lộn từ đầu đến cuối, theo một cách rất ổn định."
Theo nhà nghiên cứu của Đại học Arizona, bất cứ thứ gì được gắn vào phần tên lửa bị phá hủy, dường như nó đủ lớn để làm đối trọng với hai động cơ nặng 525 kg của tên lửa và khiến mảnh vỡ tên lửa "nhào lộn như một đứa trẻ trong lớp thể dục dụng cụ".
Campbell nói: "Rõ ràng là chúng tôi không biết nó có thể là gì - có lẽ là một số cấu trúc hỗ trợ bổ sung, hoặc thiết bị bổ sung hoặc thứ gì khác. Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết về nó."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời