Mặt trăng vệ tinh Io của sao Mộc được bao phủ bởi hàng trăm ngọn núi lửa đang hoạt động và giờ đây, các chuyên gia đã có bản đồ đầu tiên mô phỏng hiện tượng này.
- Lý do vào mùa đông hổ Siberia thường xuyên xuống núi tìm kiếm thức ăn
- 3 loài cáo lớn nhất thế giới, loài lớn nhất có thể dài bằng một con sói xám
- Ước tính có tới 10 triệu ngôi sao đang chạy trốn khỏi Dải Ngân hà với tốc độ cao không rõ nguyên nhân
- Vì sao rắn mất chân sau 26 lần tiến hóa khó khăn?
- Webb phát hiện ra Ceers-2112, người anh em song sinh của Dải Ngân hà trong vũ trụ sơ khai
Dù nhiều Mặt trăng vệ tinh trong Hệ Mặt trời có đặc điểm kỳ quặc, hấp dẫn khác nhau, nhưng khó có thể sánh ngang với thế giới núi lửa cực đoan của Mặt trăng Io, Sao Mộc. Nó là thế giới hỗn loạn có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong Hệ Mặt trời.
Io là Mặt trăng vệ tinh nằm trong cùng trong bốn Mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc. Io lớn hơn một chút so với Mặt trăng của Trái đất, có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong Hệ Mặt trời, bùng nổ với các đám khói cao tới hơn 500 km so với bề mặt.
Vì là Mặt trăng vệ tinh gần nhất với hành tinh chủ khổng lồ, nên nó chịu tác động của lực hấp dẫn mạnh mẽ khi quay quanh Sao Mộc. Thành phần khoáng chất của Io liên tục bị lực hấp dẫn kéo và đẩy, tạo ra nhiệt ma sát sâu bên trong Mặt trăng, điều này làm cho nó có hoạt động núi lửa cực kỳ mạnh mẽ.
Hoạt động núi lửa diễn ra trên khắp Io có thể làm sáng tỏ nhiều cơ chế bí ẩn bên trong. Do dữ liệu nghèo nàn về các cực của vật thể nên đến nay các nhà khoa học vẫn thiếu một bản đồ đầy đủ mô tả hoạt động núi lửa, khiến họ khó có thể suy luận, điều nguyên nhân.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia phân tích dữ liệu từ tàu vũ trụ Juno của NASA quay quanh Sao Mộc. Juno cũng đã bay ngang qua Io, thu thập các bản quét cận hồng ngoại ở các cực của Io, mang lại cái nhìn rõ nét về toàn bộ hoạt động trên Mặt trăng vệ tinh này.
Tác giả chính của công trình mới, Ashley Davies, nhà nghiên cứu núi lửa tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Viện Công nghệ California, cho biết: “ Đây là bước tiến lớn trong hiểu biết của chúng tôi về hoạt động núi lửa phức tạp trên Io”.
Nhóm chuyên gia đã phát hiện 266 điểm nóng núi lửa đang hoạt động trên Io, tất cả được thể hiện trên bản đồ mới nhất. Số lượng núi lửa nằm rải rác trên các vùng cực cũng tương đương với các vùng còn lại trên Mặt trăng, nhưng núi lửa ở vùng cực phát ra năng lượng ít hơn một nửa so với các vùng còn lại.
Họ cũng phát hiện, các núi lửa ở cực bắc Io có năng lượng mạnh gấp đôi so với ở vùng cực nam. Nguyên nhân điều này vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể lớp vỏ địa chất ở cực Nam dày hơn lớp vỏ ở cực Bắc, khiến mắc ma khó nổi lên bề mặt và phun trào.
Ngoài ra, dựa trên các mô hình máy tính mô phỏng mặt trăng Sao Mộc, các chuyên gia cho rằng, Io có thể có một đại dương mắc ma khổng lồ nằm bên dưới bề mặt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?