Khoa học khẳng định rằng đi làm trước 10 giờ sáng khiến tinh thần giảm sút, kết quả suy yếu
Chúng ta thường đi làm lúc 8 hoặc 9 giờ sáng, nhưng việc này có thực sự mang lại hiệu quả trong công việc?
Tiến sĩ Paul Kelly, một nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, đã chứng thực bằng khoa học tuyên bố rằng làm việc trước 10:00 là một cực hình và sẽ không mang lại kết quả làm việc.
Trong một cuộc phỏng vấn, Kelley nói: "Trước tuổi 55, nhịp sinh học của người lớn hoàn toàn không đồng bộ với thời gian làm việc chín tới năm giờ thông thường, và nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc, tâm trạng và sức khỏe tinh thần".
Với thông tin đó, Kelley cho rằng cần phải có một sự thay đổi phạm vi toàn cầu trong cách chúng ta làm việc. Không những thế ông còn nói giờ học của các học sinh cũng cần phải thay đổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra các học sinh 10 tuổi sẽ khó tập trung tiếp thu kiến thức nếu các lớp học bắt đầu vào lúc 8:30, và kết quả học tập tốt nhất diễn ra vào khoảng 11:00. Tiến sĩ Kelly khẳng định rằng nếu thay đổi giờ học trễ hơn thông thường, điểm số của các học sinh sẽ tăng khoảng 10%.
"Các nhân viên thường bị thiếu ngủ, Chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu ngủ và nó cực kì gây hại cho lẫn cơ thể và tâm trạng. Việc thay đổi thời gian bắt đầu một ngày mới nên áp dụng cho toàn bộ khía cạnh của xã hội như bệnh viện, nhà tù, v.v... Thực sự việc thiếu ngủ như là tra tấn vậy", Kelley giải thích.
Nếu làm việc trễ thì bạn có thấy ích lợi gì thêm không?
Tham khảo Yourtango
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI