Không cần điều hòa nhiệt độ nữa? Công ty có trụ sở tại Việt Nam này đã thiết kế nên những tòa nhà thoáng mát tự nhiên

    Dink,  

    Cắt giảm được chi phí lắp đặt điều hòa nhiệt độ cũng như lượng điện khổng lồ mà chúng tiêu thụ mỗi năm.

    Trong cái nóng của thành phố Hồ Chí Minh, đứng ngoài trời chỉ năm phút thôi là nỗi nhớ da diết chiếc điều hòa nhiệt độ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cũng như thành phố mang tên Bác xinh đẹp này, nhiều ngôi nhà trên nhiều vùng miền Châu Á thuộc các nước như Indonesia hay Philippines sẽ luôn có một thứ phụ kiện không thể thiếu, đó chính là chiếc máy lạnh.

    Nhưng có lẽ, đó là thứ thiết kế của ngày hôm qua rồi, bởi lẽ ta đang có một cách thức khác để làm giảm nhiệt độ mà không cần tới hệ thống điện đắt tiền kia.

    Công ty T3 Architecture Asia có văn phòng đặt tại Việt Nam là chi nhánh của T3 Architecture tại Pháp, họ là chuỗi công ty chuyên về những khối kiến trúc đề cao mối liên hệ của con người với tự nhiên, những khu nhà nối liên khuôn viên và không gian bên trong với khí hậu bên ngoài, một giải pháp thay thế cho những chiếc máy điều hòa ngốn lượng điện khổng lồ mỗi khi hè tới.

     Dự án nhà của T3 Architecture Asia tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Dự án nhà của T3 Architecture Asia tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Bằng việc lợi dụng địa thế của khu vực, thời tiết trong vùng cũng như cây cối của địa phương, đội ngũ thiết kế đã xoay hướng nhà một cách khéo léo và tạo ra một khí hậu thoải mái bên trong ngôi nhà một cách hoàn toàn tự nhiên.

    Điều quan trọng cần được chú ý là mọi thiết kế nhà hiện đại đều nên kết hợp những yếu tố phù hợp khí hậu như vậy”, giám đốc điều hành Myles McCarthy của trung tâm cố vấn và nghiên cứu Carbon Trust nói với CNN như vậy.

    Bởi yêu cầu nhà cửa cho hộ gia đình cũng như cho mục đích thương mại càng ngày càng tăng tại những thành phố Châu Á, và nhu cầu nhà cửa càng ngày càng tăng với việc tăng trưởng dân số, việc điều chỉnh cho nhu cầu năng lượng và nhu cầu nước sạch không tăng quá cao là rất quan trọng”.

    Một lối suy nghĩ khác cho vấn đề năng lượng

    Anh Charles Gallavardin, giám đốc của T3 Architecture Asia, lần đầu tiên bước vào lĩnh vực kiến trúc kết hợp với môi trường hồi năm 2005. Liên kết với Ngân hàng Thế giới, anh đã xây nên tổ hợp nhà ở kết hợp với điều kiện môi trường giá rẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, một tổ hợp kiến trúc tạo nên khuôn viên sống cho 350 hộ gia đình, nơi mà không một căn hộ nào cần tới điều hòa nhiệt độ.

    Bạn không phải bỏ tiền ra lắp đặt một hệ thống máy lạnh, kể cả trong cái nóng của thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cần tòa nhà của bạn được thiết kế tốt mà thôi”, anh Gallarvardin nói.

    Tại khu nhà này, ánh sáng tự nhiên và cả hệ thống thông gió tự nhiên được tạo nên bởi những hành lang mở, những mái nhà thông gió, chất liệu sợi thủy tinh cách nhiệt và những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên.

    Chúng tôi cố gắng tránh sử dụng những tấm cửa kính lớn làm mặt tiền hướng về phía Đông hoặc phía Tây, bởi lẽ với thiết kế như vậy, căn nhà sẽ không khác gì một cái lò nướng trong khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới”, anh giải thích.

    Nếu như bạn có thể lợi dụng được luồng gió tự nhiên cũng như bảo vệ căn nhà khỏi nắng nóng một cách thông minh, bạn sẽ tạo ra được những ngôi nhà không cần tới điều hòa nhiệt độ, ngay cả tại nơi có khí hậu nóng bức như Việt Nam”.

    Anh Gallavardin giải thích rằng một căn nhà kết hợp với khí hậu này thường sẽ có nhiệt độ thấp hơn bên ngoài 5 độ C, tất cả là nhờ thiết kế thông gió tự nhiên.

     Cây Không khí - Air Tree tại Thượng Hải, cấu trúc kiến trúc với mục tiêu điều hòa không khí ngoài trời.

    Cây Không khí - Air Tree tại Thượng Hải, cấu trúc kiến trúc với mục tiêu điều hòa không khí ngoài trời.

    Sự quay trở lại của những thứ xưa cũ

    Kể từ dự án kiến trúc đầu tiên đó, anh Gallavardin đã xây thêm một số những khách sạn kết hợp với khí hậu nữa tại Cam-pu-chia cũng như tại Myanmar, một nhà hàng nguyên mẫu tại thành phố Hồ Chí Minh và thậm chí, anh còn thiết kế nên một “văn phòng xanh” cho đội ngũ T3 của mình.

     Văn phòng của T3 Architecture Asia tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Văn phòng của T3 Architecture Asia tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Những thành công ấy khuyến khích và truyền cảm hứng cho các kiến trúc sư khác tạo nên những tác phẩm kết hợp hài hòa với khí hậu của riêng họ.

    Tại Indonesia, Ngôi nhà Thiết kế xanh – Biophilic Boarding House của Andyrahman Architect đã lọt vào danh sách Ngôi nhà của năm 2016 tại World Architecture Festival. Để được vinh dự nằm trong danh sách ấy, Ngôi nhà Thiết kế xanh đã chứng minh được bản thân với những bức tường được đục lỗ giúp lưu thông không khí bên trong ngôi nhà, khiến cho toàn bộ khối kiến trúc vẫn rất thông thoáng và mát lạnh trong khí hậu nóng bức của Surabaya, thành phố cảng miền Đông Java, Indonesia.

     Biophilic Boarding House.

    Biophilic Boarding House.

    Tại Trung Quốc, công ty kiến trúc Perkins & Will của Mỹ đã áp dụng lối xây dựng kết hợp khí hậu với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thượng Hải, một lối kiến trúc vừa khiến khu vực lưu trữ tranh không bị không khí ẩm ảnh hưởng, lại vừa có những cửa sổ và cửa trời tự động để điều hòa không khí một cách tự nhiên tại những khu vực công cộng của bảo tàng.

     Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thượng Hải.

    Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thượng Hải.

    Nhờ thiết kế thông minh, bảo tàng này đã tiết kiệm được 15% lượng năng lượng sử dụng so với những bảo tàng có thiết kế thuộc tiêu chuẩn thông thường.

    Hiển nhiên, vì là xưa cũ cho nên nó không mới

    Đúng vậy, những căn nhà, những khối kiến trúc kết hợp với khí hậu môi trường của nơi xây dựng không phải là thứ gì mới mẻ.

    Trước thế kỷ 20, những kiến trúc kết hợp với khí hậu lại là những kiểu xây nhà bình thường mà rất nhiều hộ gia đình sử dụng. Đến ngày nay, ta vẫn thấy được những ngôi nhà truyền thống như vậy tại những đồn điền ở Tây Ban Nha hay những ngôi nhà tại những ngôi làng Châu Á xưa cũ.

    Nhưng đi kèm với sự xuất hiện của điều hòa nhiệt độ hồi năm 1902, đưa ra bởi nhà phát minh Willis Haviland Carrier thì tại Mỹ, những căn nhà kết hợp khí hậu trở nên “lỗi mốt”. Ngày nay, những hệ thống điều hòa nhiệt độ (cả nóng và lạnh) tiêu tốn tới 40% lượng năng lượng tiêu thụ của toàn thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế IAE dự đoán rằng tới năm 2050, 80% nhu cầu điều hòa nhiệt độ sẽ tới từ Châu Á.

     Mật độ dày đặc của điều hòa nhiệt độ tại Singapore.

    Mật độ dày đặc của điều hòa nhiệt độ tại Singapore.

    Tại những khu vực ngoại ô ở miền Nam và Đông Nam Á, điều hòa nhiệt độ không phải là thường thấy nhưng tại những khu vực thành phố trung tâm, nó lại đang dần trở thành một điều không thể thiếu, chính điều đó khiến cho lượng điện năng tiêu thụ tăng vọt tại các khu vực này”, nhà nghiên cứu Marlyne Sahakian tại Khoa Địa chất học và Môi trường học tại Đại học Lausanne nói.

    “Tại Phillipines, xu hướng xây nhà hướng về phía Tây đang rất thịnh hành, đó là một xu hướng thiết kế kiến trúc bắt chước các nước thuộc bán cầu Tây Bắc và hoàn toàn không phù hợp với khí hậu địa phương nước này”, cô bổ sung.

    Cần một làn gió mới cho kiến trúc tại Châu Á

    Theo lời anh Gallavardin thì nhìn chung, các nước Châu Á rất chậm chạp trong việc tiếp cận với phương pháp xây nhà mới, phương pháp xây nhà phù hợp với khí hậu và thân thiện với môi trường này.

    Điều tôi thấy ở đa số các nước Châu Á, kể cả những đất nước giàu có như Hồng Kông và Singapore, đó là họ rất chuộng xu hướng ‘xanh hóa không đến nơi đến chốn’. Họ đặt cây xanh ở mặt tiền khu nhà, lắp thêm vài tấm pin năng lượng Mặt Trời và gọi đó là một tòa nhà xanh”.

    Nhưng khi bạn nhìn gần hơn và kĩ hơn, thực sự đó không phải là một tòa nhà xanh và trong một số trường hợp, nó còn đi ngược lại những gì mà họ tin tưởng. Chúng ta sẽ thấy thêm những tòa nhà kết hợp với khí hậu sử dụng năng lượng một cách hiệu quả trong tương lai tại những đất nước Châu Á, nhưng đó vẫn còn lá tiến trình rất chậm chạp”.

    Tham khảo CNN

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ