Không có bóng dáng của Boeing, phi cơ Made in China chiếm vị trí trung tâm tại Triển lãm hàng không Singapore cùng Airbus
Việc Boeing không mang mẫu máy bay thương mại nào tới Triển lãm Hàng không Singapore sẽ chuyển sự chú ý của khách tham quan sang đổi thủ Airbus cũng như sản phẩm mang thương hiệu Trung Quốc.
- Con gái Mark Zuckerberg từng nghĩ bố mình đi chăn bò kiếm sống
- Khi chưa có máy bay và vệ tinh, người xưa đã làm cách nào để vẽ được bản đồ?
- Tại sao Marco Polo được coi là thương gia châu Âu đầu tiên khám phá Trung Quốc trong khi thực tế thì không?
- Nếu muốn dùng toán học để mô tả thế giới thực, có thể bạn phải dùng số ảo!
- Quá đau buồn vì bị chia tay, "người yêu cũ" AI được tạo nên để khỏa lấp nỗi buồn người ở lại
Trong khi đó, đối thủ truyền kiếp của Boeing là Airbus sẽ đưa phi cơ tới triển lãm. Kẻ thách thức mới nổi, những chiếc Comac C919 của Trung Quốc cũng hiện diện tại đây.
Dù không mang tới triển lãm các máy bay thương mại nhưng Boeing vẫn phô diễn khả năng quốc phòng của mình với việc đưa tới triển lãm nhiều máy bay chiến đấu, bao gồm cả B-52 Stratofortress, để tham gia màn trình diễn trên không của Không quân Mỹ.
Triển lãm Singapore Airshow diễn ra từ 20-25/2. Đây là sự kiện thường thu hút đông đảo khách xem, bao gồm các phái đoàn quân sự cũng như những người đam mê lĩnh vực hàng không, vũ trụ.
Diễn ra 2 năm 1 lần, triển lãm Singapore Airshow năm nay được xem là cơ hội cho máy bay Made in China. Những chiếc Comac C919 dự kiến sẽ bay trình diễn cũng như tham gia triển lãm để phục vụ người xem. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa máy bay của mình tới với khán giả quốc tế.
Sự ra đời của Comac C919 cũng được xem là thách thức với sự thống trị của các nhà sản xuất phương Tây trong lĩnh vực máy bay thương mại. Nhiều chuyên gia tin rằng, các vấn đề liên tiếp với Boeing, đặc biệt là dòng Boeing 737, chính là cơ hội lớn cho Comac.
Tham khảo: CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI