Không còn mã kích hoạt, Windows 12 sẽ bắt người dùng phải trả phí thuê bao hàng tháng như Netflix nếu muốn dùng?
Điều này trái ngược hoàn toàn với các hệ điều hành trước đây của Microsoft, vốn cho phép người dùng mua mã kích hoạt (hay giấy phép) một lần duy nhất để sử dụng trọn đời
- Tiết lộ lý do Qualcomm chọn TSMC để sản xuất chip 3nm: Bảo sao đây là hãng đúc chip lớn nhất thế giới hiện nay
- Không thể rẻ hơn, mẫu smartphone giảm giá gần chục triệu đồng tại Việt Nam sau khi iPhone 15 lên kệ
- Sa thải 90% bộ phận chăm sóc khách hàng để dùng chatbot AI, CEO nói một câu gây tranh cãi toàn cõi mạng
- Video tiết lộ sự 'chiếm lĩnh' không gian của Starlink: Chuyên gia chỉ ra nhầm lẫn tai hại
Vào thời điểm cách đây vài tháng, một số thông tin rò rỉ đã cho thấy Microsoft đang lên kế hoạch ra mắt Windows 12 trong tương lai 'rất gần', thậm chí là có thể ngay trong năm 2024. Theo đó, Microsoft dự kiến sẽ cung cấp một phiên bản Windows chính mới theo chu kỳ ba năm. Tuy nhiên, những thông tin này vẫn không được Microsoft xác nhận.
Mới đây nhất, một số tin đồn đáng chú ý về Windows 12 lại tiếp tục nổi lên. Theo đó, Windows 12 có thể là hệ điều hành hoạt động dựa trên hình thức thuê bao đăng ký, hay có thể hiểu đơn giản là trả phí theo từng khoảng thời gian.
Điều này trái ngược hoàn toàn với các hệ điều hành trước đây của Microsoft, vốn cho phép người dùng mua mã kích hoạt (hay giấy phép) để sử dụng. Đương nhiên, người dùng chỉ cần bỏ một lần tiền duy nhất là đã có thể sử dụng và nhận miễn phí các bản cập nhật trong suốt vòng đời của hệ điều hành mà không cần thêm khoản phụ phí nào khác.
Được biết, trang web Deskmodder của Đức đã phát hiện tệp cấu hình INI của phiên bản thử nghiệm sớm Windows Canary có chứa đề cập liên quan đến "Phiên bản đăng ký", "Loại đăng ký" và "trạng thái đăng ký".
Điều này có nghĩa, sẽ có những giới hạn nhất định trong quyền truy cập vào các tính năng dựa trên gói đăng ký đã chọn – tương tự như các dịch vụ trả phí theo thuê bao khác, khi người dùng phải trả một khoản phí nhất định hàng tháng.
Đối với PC và laptop được cài đặt sẵn Windows 12, điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất giảm giá bán của sản phẩm. Theo đó, thay vì phải mua giấy phép như các phiên bản Windows trước đó, các nhà sản xuất chỉ cần cài sẵn Windows 12, sau đó người mua sản phẩm sẽ phải trả tiền đăng ký gói thuê bao.
Nếu điều này xảy ra, chúng ta cũng cần xem xét khả năng Microsoft cung cấp một phiên bản miễn phí và buộc người dùng xem quảng cáo được đặt trong suốt trải nghiệm Windows 12.
Theo ExtremeTech, vẫn chưa rõ ý định của Microsoft đằng sau việc chuyển sang mô hình thuê bao đăng ký. Tuy nhiên, dưới góc độ lợi nhuận, điều này sẽ giúp Microsoft kiếm được tiền nhiều hơn từ người dùng.
Tuy nhiên, kế hoạch này không dễ để thực hiện. Hiện tại, Microsoft bán Windows 11 Home với giá 139 USD, nhưng người dùng có thể hưởng thêm nhiều mã giảm giá hoặc ưu đãi khiến mức giá đó giảm xuống còn khoảng 20 USD. Đương nhiên, số tiền này sẽ khiến khoản phí phải trả hàng tháng (VD 9,99 USD) trở nên thiếu hấp dẫn và khó chấp nhận với nhiều người dùng.
Không loại trừ khả năng, Microsoft sẽ cung cấp hai phiên bản: Một phiên bản chạy cục bộ và một phiên bản chạy từ dịch vụ đám mây có thể được sử dụng trên nhiều thiết bị với một khoản phí hàng tháng. Đây có thể là một lợi ích cho những người sử dụng máy tính để bàn và máy tính xách tay vì họ sẽ sử dụng cùng một bản cài đặt hệ điều hành trên cả hai máy.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI