Không như Trung Quốc 996, lập trình viên ở nước láng giềng này làm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều cũng chẳng lo bị sa thải ở tuổi 35

    Hà Vân,  

    Tại sao lập trình viên Nhật Bản chỉ cần làm việc từ 9h đến 17h mà không cần lo lắng bị sa thải ở tuổi 35? Sự thật hóa ra là thế này.

    Bài chia sẻ của ông chủ một công ty CNTT Nhật Bản trên mạng xã hội Trung Quốc viết:

    Tôi đã tham gia vào ngành công nghệ ở Nhật Bản hơn 10 năm và tôi có rất nhiều kinh nghiệm cho dù là ở một doanh nghiệp quy mô lớn hay một công ty nhỏ.

    Theo quan sát của tôi, hiện trạng chỉ cần làm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mà vẫn không lo thất nghiệp ở tuổi 35 trong ngành CNTT Nhật Bản sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài. Chủ yếu có những lý do sau:

    1. Quy mô thị trường tiếp tục tăng

    Trong những năm gần đây, ngành CNTT Nhật Bản phát triển nhanh chóng và mang đến nhiều cơ hội to lớn. Quy mô thị trường là 13,33 nghìn tỷ yên vào năm 2021, 13,64 nghìn tỷ yên vào năm 2022 và 13,88 nghìn tỷ yên vào năm 2023. Khi quy mô thị trường tiếp tục tăng trưởng , điều này đồng nghĩa là sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc cho những người có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.

    Không như Trung Quốc 996, lập trình viên ở nước láng giềng này làm từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều cũng chẳng lo bị sa thải ở tuổi 35- Ảnh 1.

    Theo phân tích của truyền thông Nhật Bản, thị trường CNTT Nhật Bản sẽ phát triển về 5G, blockchain, Internet of Things (IoT), an ninh mạng, VR (thực tế ảo) và AR (thực tế tăng cường), AI (trí tuệ nhân tạo), RPA (tự động hóa quy trình robot). Có rất nhiều cơ hội trong các lĩnh vực như X-Tech (công nghệ chéo), những lĩnh vực này cũng sẽ mang lại nhu cầu cung ứng lớn về nhân tài.

    2. Nhật Bản có tỷ lệ sinh giảm và tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng

    Hiện nay, người dân Nhật Bản nhìn chung không muốn sinh con và thị trường lao động đang thiếu hụt. Ngoài ra, nhiều người Nhật vẫn ưa thích làm những công việc văn phòng truyền thống như công chức, tài chính, thương mại hơn so với công việc CNTT... Nhiều công ty CNTT Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực, thậm chí phải outsourcing một lượng lớn công việc CNTT sang Ấn Độ.

    Sự thiếu hụt lực lượng lao động khiến các công ty quan tâm nhiều hơn đến bộ phận nhân viên của mình. Tại Nhật Bản, các lập trình viên 35 tuổi đang ở độ tuổi hoàng kim phát triển sự nghiệp. Nhiều lập trình viên ở độ tuổi 40 và 50 vẫn có thể lập trình ở tuyến đầu. Nhiều công ty ở Nhật Bản thực hiện chính sách tuyển dụng trọn đời và nhân viên có thể làm việc đến tuổi nghỉ hưu.

    Đồng thời để giữ chân nhân viên, nhiều công ty CNTT hiện nay cũng đưa ra các tiện ích văn phòng linh hoạt. Làm việc tại nhà cho phép nhân viên sắp xếp thời gian và địa điểm làm việc tùy theo hoàn cảnh riêng của họ. Nhiều nhân viên CNTT làm việc tại nhà bốn ngày một tuần và chỉ cần đến công ty một ngày. Điều này cho phép nhân viên chăm sóc gia đình nhiều hơn, từ đó tăng năng suất và sự hài lòng với công việc và cuộc sống.

    3. Ngành CNTT Nhật Bản chủ yếu theo định hướng B2B

    Ngành CNTT của Trung Quốc chủ yếu phục vụ người dùng, trong khi ngành CNTT của Nhật Bản chủ yếu cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp. Khi ngành CNTT của Trung Quốc còn sơ khai, ngành sản xuất chưa phát triển, ngược lại, thị trường người tiêu dùng lại vô cùng lớn. Do đó, các công ty CNTT chỉ có thể dựa vào mô hình B2C, nhiều công ty CNTT có ảnh hưởng ở Trung Quốc đều nhắm đến người tiêu dùng.

    Ngay từ đầu, ngành CNTT Nhật Bản đã có thể hướng đến B2B. Theo dữ liệu công khai, quy mô thị trường CNTT Nhật Bản dành cho khách hàng doanh nghiệp chiếm ít nhất hơn 60% tổng thị trường.

    Ngành CNTT Trung Quốc phải đối mặt với thị trường tiêu dùng liên tục thay đổi , do đó ngành này tập trung vào tính hiệu quả và tốc độ tăng trưởng. Mặc dù điều này giúp cải thiện hiệu quả nhưng nó cũng dẫn đến đến tình trạng phải làm thêm giờ của lập trình viên Trung Quốc.

    Trong khi đó các công ty CNTT Nhật Bản chú trọng hơn đến việc quản lý chất lượng vì họ phục vụ cho ngành sản xuất nên yêu cầu về mức độ chính xác của họ rất cao. Quá trình phát triển tương đối suôn sẻ và không phải chịu quá nhiều áp lực về thời gian làm việc giống như ngành CNTT Trung Quốc.

    4. Sự giám sát của chính phủ Nhật Bản

    Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các công ty phải báo cáo số giờ làm việc của nhân viên hàng tháng, nếu họ phải làm thêm giờ quá nhiều, công ty sẽ bị phạt. Dưới sự giám sát chặt chẽ, không có công ty nào dám vi phạm.

    Hiện nay, thời gian làm việc hàng tháng của các lập trình viên Nhật Bản là 160-180 giờ, không được vượt quá 180 giờ. Vì vậy, về cơ bản không có nhiều thời gian làm thêm giờ trong ngành CNTT Nhật Bản.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ