Không phải ngẫu nhiên đàn ông da trắng thống trị Thung lũng Silicon, có một lý do cho điều này
Sự thống trị của nam giới da trắng ở Sillicon Valley không phải vô tình mà là cố ý.
“Phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ” là một cụm từ phổ biến ở Hội nghị tương tác SXSW năm nay. Trong đó có một cuộc hội thảo tập trung vào lịch sử lâu dài của phụ nữ trong ngành khoa học máy tính.
Nhà làm phim tài liệu Robin Hauser Reynolds, người đã đạo diễn và sản xuất bộ phim CODE: Debugging the Gender Gap, đã tham dự cùng với Nathan Ensmenger, một phó giáo sư tại trường Tin học và Máy tính thuộc đại học Indiana. Tại đây họ bàn về lịch sử xã hội và văn hóa của máy tính – và nhấn mạnh vào sự thật là ngành này đang bị thống trị bởi những người đàn ông da trắng, và điều này hoàn toàn không phải vô tình.
Theo Ensmenger, nhìn về lịch sử, phụ nữ không những là những lập trình viên đầu tiên trong những năm 1940, mà còn chiếm tới 26% các công việc trong ngành khoa học máy tính vào năm 1960. Tạp chí Cosmospolitan còn có một bài báo năm 1967 khuyến khích phụ nữ cân nhắc con đường sự nghiệp trở thành những “cô gái máy tính” (computer girls).
Nhưng khi ngành công nghệ phát triển ở giữa thế kỷ 20, các công ty phải thuê hàng ngàn nhân viên để làm những công việc chưa từng xuất hiện trước đây. Các nhà tuyển dụng phải dựa vào phân tích tính cách cá nhân để tìm được những ứng viên phù hợp nhất.
Họ giả định rằng lập trình viên máy tính lý tưởng là một anh chàng trẻ tuổi hết mình vì công việc, quan tâm đến máy móc nhiều hơn đến những người xung quanh.
Ý tưởng này nhanh chóng trở thành một kiểu tư duy mặc định. Sự phổ biến của những “hacker” da trắng trẻ tuổi ngày càng tỉ lệ nghịch với số lượng phụ nữ ghi danh theo học các chương trình khoa học máy tính vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 20.
Dần dần, các cuộc thảo luận về phụ nữ trong ngành công nghệ dẫn đến ý tưởng cần phải bổ sung sự đa dạng giới tính vào một ngành vốn đã thành công mà không có nhiều bóng dáng phụ nữ. Các nỗ lực thu hẹp khoảng cách về giới đáng lẽ đã thành công hơn nếu chúng nhận thức được rằng trong ngành này lúc nào cũng có sự đóng góp của các chị em.
Gloria Steinem đã từng nói: “Phụ nữ vẫn luôn là người cân bằng mọi việc trong quá khứ. Chúng tôi chỉ không được là một phần của lịch sử mà thôi”. Phụ nữ da màu là những minh chứng rõ rệt nhất cho sự phủ nhận này, và họ thậm chí phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn khi tìm kiếm việc làm – kể cả trong ngành công nghệ.
Ngành công nghệ chắc chắn sẽ thành công hơn nếu không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ và người da màu . Nghiên cứu cho thấy các nhóm đa dạng hơn về chủng tộc ra quyết định tốt hơn, tư duy xét đoán mạnh mẽ hơn và có khả năng đẩy mạnh hiệu quả về mặt tài chính của công ty.
Những đóng góp của phụ nữ rõ ràng là rất có giá trị. Một nghiên cứu mới đây về sự phân biệt giới tính trong lập trình cho thấy những đóng góp của phụ nữ vào kho chứa mã nguồn mở Github dễ được chấp nhận hơn so với nam giới miễn là thông tin về giới tính không được thể hiện. Khi giới tính của người đóng góp bị lộ ra, những đóng góp của phụ nữ có vẻ rất dễ bị từ chối.
Và vì thế các cuộc bàn luận vẽ nên hình ảnh phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ như những người ngoài cuộc hoặc chỉ là người tiên phong sẽ không có tác dụng trong việc thu hẹp khoảng cách giới tính.
Giải quyết được “vấn đề” phụ nữ trong ngành công nghệ không phải là điểm chính. Thay vào đó, mục đích đặt ra phải là làm nổi bật sự phân biệt giới tính và chủng tộc bấy lâu nay vẫn đặt phụ nữ và những người da màu bên ngoài ngành công nghệ - và đảm bảo rằng mọi người đều được tiếp cận với lĩnh vực sẽ là mũi nhọn cho sự tiến bộ của loài người trong tương lai.
Theo Trí thức trẻ/CafeBiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"