Hình thức ép người dùng like fanpage mới khiến bạn có thể bi like tới hàng chục trang trong cùng một thời điểm.
Với số lượng người dùng và tương tác lớn, Facebook luôn là lựa chọn đầu tiên và hấp dẫn nhất đối với những công ty, dịch vụ và cửa hàng. Nhằm lôi kéo người theo dõi, rất nhiều hình thức câu like đã xuất hiện, từ đặt nút like ẩn cho tới lợi dụng những app "nhảm" để điều khiển người dùng. Từng có thời kỳ ai ai cũng kêu than trên Facebook rằng mình bị like (nhấn thích) một fanpage mà chưa hề nghe thấy tên và liên tục bị spam trên bảng tin.
Những tưởng sau khi bị Facebook kiểm soát và người dùng tẩy chay, tình trạng ép like fanpage đã kết thúc nhưng hiện tại hình thức này lại tiếp tục xuất hiện với biến tướng gây khó chịu hơn rất nhiều.
Nhiều người dùng gửi tới chúng tôi thông tin họ đã bị like rất nhiều fanpage, điểm đặc biệt là khi kiểm tra "Activity Log" của Facebook, không hề xuất hiện bất cứ thông tin nào về việc like này. Trong những fanpage mà họ bị like, xuất hiện những fanpage có tên giống nhau dạng "Quà tặng cuộc sống 1", "Quà tặng cuộc sống 2",... Có thể cho rằng đây là những fanpage được tạo hoặc đổi tên tự động với avatar và hình cover giống nhau.
Có một số hình thức câu like phổ biến để "dụ" người dùng như: sử dụng app nhảm và điều khiển người dùng qua mã thu thập được từ ứng dụng đó; đặt nút like ẩn trên website; chiếm quyền kiểm soát tài khoản facebook, chuyển tài khoản đó thành fanpage và bạn bè của tài khoản đó sẽ tự động like fanpage.
Fanpage giả có lượng like chỉ sau thời gian ngắn gần ngang bằng với fanpage thật
Chúng tôi đã gửi câu hỏi về trường hợp trên tới đại diện Facebook tại Việt Nam và nhận được thông tin phản hồi: "An ninh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Facebook và đội ngũ quản lý luôn đầu tư một nguồn nhân lực đáng kể để đảm bảo tài khoản và thông tin của người dùng được bảo mật an toàn. Facebook không chấp nhận bất cứ hành vi giả mạo trên Facebook và sẽ hành động để gỡ bỏ những vi phạm này".
Cũng theo Facebook, Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến việc sản sinh ra các lượng tương tác giả:
- Click Farms (Nhấp chuột hàng loạt).
- Fake Account (Tài khoản giả mạo).
- Self-compromised Account (Nhượng quyền kiểm soát trang).
- Compromised Accounts (Mất quyền kiểm soát tài khoản).
Dựa vào những thông tin được cung cấp, Facebook cho rằng tình trạng người dùng bị like hàng loạt fanpage với những dấu hiệu nói trên là do mất quyền kiểm soát tài khoản, kiểm soát trang.
Về phía cộng đồng, tính chủ động cũng là một yếu tố cỗi lõi để giúp đội ngũ Facebook ngăn ngừa các hoạt động giả mạo này một cách tốt hơn. Facebook mong rằng người dùng có thể báo cáo lại cho Facebook về những trường hợp lừa đảo qua liên kết tại đây. Sau khi nhận được báo cáo Facebook sẽ đánh giá mức độ vi phạm và đưa ra cách thức xử lý phù hợp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?