Kiến tạo xã hội số: Từ bữa cơm trưa với QR Code, flycam cho cột phát sóng đến những câu chuyện tương lai

    Thu Hà,  

    Nếu một doanh nghiệp không thay đổi liên tục, họ không thể đi trước đón đầu mong muốn và nhu cầu thay đổi không ngừng ở chính nhân viên của mình, và của khách hàng.

    Trả tiền cơm trưa bằng... QR Code

    Khi nhắc tới chuyển đổi số, nhiều người thường nghĩ đến những chuyện rất cao siêu, trừu tượng. Thế nhưng, như chia sẻ của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại một hội thảo diễn ra gần đây thì:

    "Khi triển khai chuyển đổi số chưa cần nghĩ đến những việc xa xôi, chỉ cần nghĩ đến việc giải quyết những vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình mình, làng xã mình; liên quan đến doanh nghiệp mình, tổ chức của mình, sau đó mới nghĩ đến những vấn đề quốc gia, toàn cầu. Bằng cách nghĩ như thế chuyển đổi số sẽ diễn ra nhanh hơn".

    Kiến tạo xã hội số: Từ bữa cơm trưa với QR Code, flycam cho cột phát sóng đến những câu chuyện tương lai - Ảnh 1.

    Ở Viettel, chuyển đổi số cũng có nhiều điểm như vậy. Trước đây, ở bếp ăn Viettel, cũng như bao bếp ăn ở các công ty khác, đó là phát phiếu ăn, xếp hàng nộp phiếu và có một người đứng thu phiếu... Giờ thì không còn những công đoạn đó nữa, nhân viên Viettel dùng ViettelPay quét mã QR để nhận đăng ký cơm trưa.

    Kiến tạo xã hội số: Từ bữa cơm trưa với QR Code, flycam cho cột phát sóng đến những câu chuyện tương lai - Ảnh 2.

    Flycam dùng để làm gì? Ở Viettel Telecom, flycam được dùng trong kiểm tra cột phát sóng. Các kỹ sư Viettel không cần leo tất cả các cột, chỉ cần cho flycam bay từ dưới chân trạm lên đỉnh, xoay các hướng để kiểm tra. Chỉ khi phát hiện bất thường hoặc không thể kết luận qua hình ảnh, đội ngũ kỹ thuật mới cần leo lên cột để kiểm tra lại.

    Từ ngày có flycam, thời gian kiểm tra trạm của nhân viên kỹ thuật giảm từ 2 tiếng xuống còn 20-30 phút/trạm. Flycam này ghi lại hình ảnh video độ phân giải 4K để xem lại khi cần và trực tiếp giảm số lượt trèo cột cao của đội ngũ kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro mất an toàn lao động.

    "Gần như toàn bộ các quy trình, nghiệp vụ tại Viettel Telecom đã được số hóa, với việc áp dụng các hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, tổ chức kinh doanh", - ông Cao Anh Sơn, Tổng Giám đốc Viettel Telecom nói. "Lãnh đạo công ty đi công tác nhưng vẫn phê duyệt và điều hành mọi thứ bình thường như ở văn phòng trên smartphone".

    Chuyển đổi số - động lực tăng trưởng mới

    Theo điều tra của Ernst & Young, 82% ý kiến của 40 Telcos hàng đầu thế giới cho rằng, chuyển dịch chiến lược quan trọng nhất trong 3 năm tới là quản trị trải nghiệm khách hàng, trong đó cá nhân hóa là trải nghiệm quan trọng nhất.

    Còn theo đánh giá của Viettel Telecom, công ty này muốn chạm tới và "số hóa" nhiều nhu cầu "không phải là nghe, gọi" của khách hàng như: giải trí, làm việc nhà, di chuyển, giao tiếp xã hội, y tế, bảo mật, mua sắm, ăn uống, học tập,... Mỗi một lĩnh vực mới này lại tạo ra những cơ hội tăng trưởng và phát triển mới, lớn hơn cho Viettel Telecom.

    Nhận định về tương lai, ông Cao Anh Sơn, TGĐ Viettel Telecom nói: "Kinh doanh di động hiện nay và trong tương lai không chỉ là bán SIM, bán thẻ, là đưa ra các gói cước giá rẻ hay tạo ra vùng phủ sóng rộng, chất lượng tốt nữa. Tương lai di động đang bước sang một trang hoàn toàn mới khi chuyển đổi số là xu hướng tất yếu".

    Kiến tạo xã hội số: Từ bữa cơm trưa với QR Code, flycam cho cột phát sóng đến những câu chuyện tương lai - Ảnh 3.

    Mặc dù thực hiện các thay đổi rất lớn về chiến lược nhưng Viettel Telecom luôn đặt khách hàng là trọng tâm. Giữ năm 2019, công ty này một chương trình chăm sóc khách hàng được số hóa gần như toàn bộ, với tên gọi Viettel , đưa 100% khách hàng vào danh sách ưu đãi thường xuyên. Thực tế, phía sau của Viettel là những công nghệ 4.0 như tự động hóa, Big Data, AI…, giúp cho thương hiệu này có trải nghiệm của khách hàng tốt hơn hẳn so với trước.

    Tổng Giám đốc Cao Anh Sơn nhấn mạnh: "Viettel Telecom đặt mục tiêu trở thành một telco số, cung cấp không chỉ dịch vụ mà là trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam. Bùng nổ smartphone điện thoại thông minh tới 100% người dân và dịch vụ IoT (internet kết nối vạn vật), chiếm 50% số lượng thiết bị kết nối tại Việt Nam".

    Ở mảng xây dựng hạ tầng số, ngoài việc xây dựng mạng 4G rộng khắp, ngày 21/9 vừa qua, Viettel Telecom đã thực hiện phát sóng 5G và mạng NB-IoT tại TP.HCM, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm sớm nhất mạng 5G trên thế giới, chỉ sau vài nước phát triển như Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc...

    Để chính thức bước sang một giai đoạn mới- giai đoạn chuyển dịch số, tại sự kiện Hành trình 15 năm di động Viettel, Tổng Công ty Viễn thông Viettel chính thức ra mắt dịch vụ lưu trữ dữ liệu cá nhân trên nền tảng đám mây – Lifebox được tích hợp trên ứng dụng MyViettel và gửi tặng khách hàng của mình, mỗi người 5GB trên kho lưu trữ này.

    Bên cạnh việc giúp khách hàng dễ dàng lưu lại tất cả các khoảnh khắc, kỷ niệm, trong cuộc sống số của mình, kho dữ liệu đám mây cá nhân Lifebox còn có thể lưu trữ được các dữ liệu khách hàng gửi lên từ các thiết bị IoT của mình (gồm video từ thiết bị camera giám sát an ninh tại hộ gia đình, thông tin lịch sử về nhiệt độ, độ ẩm từ các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm tại hộ gia đình hay thiết bị theo dõi chất lượng không khí…) để thuận tiện cho việc truy xuất, theo dõi và phân tích cho các nhu cầu sử dụng.

    Với dịch vụ lưu trữ đám mây, Viettel Telecom đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ là đơn vị đứng đầu Việt Nam cả về thị phần, tiện ích và mức độ bảo mật. Sẽ có 40 triệu khách hàng sử dụng Cloud hàng ngày không chỉ cho mục đích lưu trữ mà còn là để trải nghiệm các dịch vụ IOT. Động thái này cũng góp thêm những thông điệp mạnh mẽ của lãnh đạo Viettel Telecom, quyết tâm chuyển dịch số thành công.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ