Trong tương lai, khi công nghệ xe ngày càng phát triển, con người có thể sử dụng kính chắn gió để làm một không gian duyệt web hoàn hảo.
Với việc nhiều mẫu xe hiện nay đã được trang bị Wi-Fi, nhiều hãng xe đang bắt đầu nghiên cứu tính ứng dụng của loại công nghệ này.
Cách đây không lâu tại triển lãm Tokyo Motor Show ở Nhật Bản, nhiều hãng sản xuất xe đã trưng bày những mô hình xe sáng tạo nhất của họ. Một trong số đó là nguyên mẫu xe tích hợp công nghệ Tương tác thực tế ảo (Augmented Reality). Với công nghệ này, xe có thể kết nối dữ liệu di động, định vị GPS, chụp ảnh và biến kính chắn gió trở thành một màn hình điều khiển thực thụ nhờ hệ thống máy chiếu.
Ứng dụng của công nghệ này trên xe hơi đem lại vô vàn những điều thú vị. Ví dụ như sử dụng màn hình để lướt web, giải trí trực tiếp trên xe nhưng vẫn đảm bảo được tối đa độ an toàn khi lái xe.
Bên cạnh đó, khi xe được tích hợp khả năng cảm nhận môi trường xung quanh, công nghệ này sẽ giúp cảnh báo trực tiếp tới người lái xe thông qua kính chắn gió. Cách vận hành này sẽ giảm tối đa thời gian xử lý những tình huống trên đường, đồng thời tránh cho tài xế những nguy hiểm khi xe hơi luôn có những điểm mù nhất định. Thậm chí xa hơn, công nghệ này có thể giúp cảnh báo những va chạm tiềm năng với các phương tiện khác, hoặc hướng dẫn thay đổi làn đường hoặc chiếu sáng đối tượng trong bóng tối bằng cách nhắm đối tượng trên màn hình kính chắn gió.
Tại triển lãm, Mitsubishi đã cho giới thiệu nguyên mẫu có tên eX. Xe được trang bị nhiều máy ảnh độ phân giải cao có thể thay thế cho kính chiếu hậu. Ngoài ra, xe cũng có một kính chắn gió sử dụng công nghệ tương tác thực tế ảo để chỉ dẫn và định hướng cho tài xế.
Trong khi đó hãng xe hơi Nhật Bản Nissan cũng công bố một nguyên mẫu xe hơi đặc biệt có tên Teatro for Dayz. Lấy cảm hứng từ một chiếc smartphone có bảng điều khiển màn hình LED. Chiếc xe có thể duy trì kết nối khi di chuyển, chạy hoàn toàn bằng điện, ra lệnh bằng giọng nói để điều chỉnh điều hòa, âm thanh và nhiều chức năng khác. Ở hệ thống giải trí, xe còn gắn kèm một camera trên bàn điều khiển để tài xế dễ dàng chụp "ảnh tự sướng" khi đang lái xe.
Nội thất bên trong nguyên mẫu xe Teatro for Dayz.
Đây không phải là lần đầu tiên, các hãng xe trình diễn công nghệ tương tự. Năm 1998, General Motors từng cho ra mắt màn hình hiển thị phía trên kính chắn gió của chiếc Oldsmobile Cutlass Supreme. Màn hình này bao gồm chỉ số đo tốc độ màu xanh, mũi tên chỉ đường và cài đặt hệ thống giải trí.
Nguyên mẫu xe Oldsmobile Cutlass Supreme từ năm 1998.
Tới năm 2000, dòng xe Cadillac DeVille của hãng Cadillac cũng được trang bị một màn hình hiển thị ban đêm. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn giữa dữ liệu hiển thị và hệ thống sử dụng nhận thức tình huống để cung cấp thông tin định vị theo thời gian thực. Người dùng có thể truy cập hàng chục các ứng dụng hỗ trợ công nghệ tương tác thực tế ảo như Wikitude và các trò chơi viễn tưởng của Google.
Tới năm 2014, hãng Jaguar Land Rover tiếp tục giới thiệu công nghệ có tên 360 Virtual Urban Windscreen. Công nghệ này biến kính chắn gió thành một trình điều khiển thực sự, giúp người lái xe có thể chuyển làn đường một cách an toàn.
Hoặc nguyên mẫu xe Emirai ra mắt cách đây không lâu của hãng Mitsubishi cho phép phân tích biểu cảm khuôn mặt và các dấu hiệu quan trọng để đưa ra lời khuyên nên nghỉ ngơi hoặc dừng ở một đâu đó.
Có thể thấy rằng, tiềm năng của công nghệ này là vô hạn. Chỉ có điều việc ứng dụng hoàn thiện những công nghệ này vào thực tế sẽ là một quá trình dài mà các hãng xe phải tích cực nghiên cứu hơn nữa.
Tham khảo Discovery
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?