Xe tự hành - cuộc chơi của những gã khổng lồ già và kẻ thách thức non trẻ

    Nguyễn Hải,  

    Thung lũng Silicon đã tạo ra cách mạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, từ bán lẻ đến cách người ta kết nối và giao tiếp với nhau. Nhăng vẫn có những giá trị truyền thống mà họ chưa chạm tới.

    Vẫn còn một ngành kinh doanh mà bàn tay công nghệ số còn một khoảng cách xa mới vươn tới, đó là ngành công nghiệp ô tô. Những truyền thống của ngành công nghiệp này dường như vẫn chưa mấy thay đổi kể từ nhiều thập kỷ qua, nhưng có vẻ như điều đó không còn tồn tại lâu nữa, đặc biệt là từ khi xuất hiện chiếc xe tự lái của Google.

    Hướng đi cho xe tự hành

    Tuy nhiên, sự khác biệt về công nghệ mới mới chỉ là điều đầu tiên làm gián đoạn kế hoạch tham vọng của Google. Trong thế giới của Google, bạn không chỉ từ bỏ việc lái chiếc xe của mình, bạn sẽ còn từ bỏ việc sở hữu một chiếc xe. Quên đi việc đầu tư vào một tài sản đắt đỏ và mất giá, hầu như chỉ đứng im một chỗ đến 97% thời gian trong ngày. Hàng đoàn xe tự động sẽ chạy vòng quanh thành phố, đón bạn mỗi khi bạn gọi xe qua smartphone, smartwatch hay bất cứ thứ gì có thể, đưa bạn tới địa điểm cần đến và chuyển sang chuyến đi tiếp. Nói cách khác, Google sẽ không bán cho chúng ta một sản phẩm tiêu dùng, thay vào đó là một dịch vụ vận tải. Giáo sư của trường Stanford, ông Sebastian Thrun, người từng điều hành dự án xe ô tô của Google đến năm 2013, cho biết: “Một khi bạn tham gia vào thế giới dịch vụ này, đó sẽ là sự kết thúc của Detroit.”

    Đại diện cho ngành công nghiệp ô tô của Detroit, hãng General Motors, với CEO Mark Reuss, người đã làm việc ở GM trong toàn bộ sự nghiệp của mình (cha của ông cũng từng làm việc cho công ty này) và giờ đang phụ trách việc phát triển các phương tiện vận chuyển mới.

    Là người đã làm việc ở GM trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009, khi hãng bên bờ vực phá sản và phải nhận gói cứu trợ từ chính phủ, Reuss hiểu một cách nghiêm túc ý nghĩa câu dự đoán của Thrun về “sự kết thúc của Detroit”. Reuss rất hiểu lý do tại sao “GM cũ” thua lỗ  và không muốn quay lại tình trạng đó thêm lần nào nữa. Bên cạnh CEO của GM, bà Mary Barra, Mark Reuss là người làm nên ấn tượng về một sự thay đổi cho nhà sản xuất ô tô lâu đời này.

    Một trong những nỗ lực để thay đổi của GM là chiếc Cadillac CT6, được trang bị công nghệ “Super Cruise”. Được trang bị hàng loạt cảm biến, kết hợp với một hệ thống máy tính điều khiển động cơ, phanh và các cơ cấu khác của xe, Super Cruise có thể phát hiện ra các chướng ngại vật và sự thay đổi vận tốc của vật thể theo thời gian thực để có thể tự tăng tốc hoặc phanh mà không cần đến lái xe. Mặc dù vậy, xe không có khả năng tự động lái để tránh chướng ngại vật và cũng chỉ thích hợp khi đi đường dài trên xa lộ thay vì chạy trong nội thành.

    Rõ ràng là với Super Cruise, công nghệ này chưa hoàn toàn giúp một chiếc xe tự lái, nhưng là một giải pháp giúp lái xe tăng cường kiểm soát hành trình, hạn chế các tai nạn bất ngờ xẩy ra. Với việc giới thiệu công nghệ này, Mark Reuss muốn cho chứng minh công nghệ hiện tại đang hội tụ trong ngành công nghiệp ô tô truyền thống để mang chúng ta đến gần hơn một tương lai tự động hoàn toàn.

    Tương tự như công nghệ của GM, Tesla cũng mang đến tính năng tương tự, “Autopilot” lên các xe thuộc dòng Tesla S của hãng. Không như Super Cruise vẫn còn đang thử nghiệm, những người đang sở hữu Tesla S có thể “tải về” một bản cập nhật để bổ sung tính năng này cho xe. Rõ ràng, cả Tesla và GM đều đang đi theo các hướng ngược hoàn toàn với hướng của Google.

    Khác biệt và cạnh tranh giữa Detroit và Silicon Valley

    Sự khác biệt giữa Google và Detroit còn làm chia rẽ phố Wall. Trong khi nhà phân tích Adam Jonas của Morgan Stanley, dự đoán rằng cách chúng ta di chuyển đang trên đà "Uber hóa", và tính kết nối sẽ thay đổi mãi mãi cảnh quan đô thị. Ngược lại, các nhà phân tích của Citi group, những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm thì lại cho rằng: sở hữu ô tô vẫn đáng giá hơn phương thức trên. Dù phần lớn thời gian ở yên một chỗ, nhưng người dùng sẽ thoải mái hơn khi biết rằng họ có thể có xe bất kỳ lúc nào họ cần.

    Tương lai của dịch vụ vận tải trong hệ sinh thái Google, nơi mỗi chiếc xe chỉ là một nút trong một ma trận giao thông, được vận hành bởi công nghệ cao, sẽ không đến sớm, ít nhất trong một thập kỷ tới, như ông Thrun đã nhấn mạnh, công nghệ đó vẫn chưa xuất hiện. Trái ngược với Google, những chiếc xe mang công nghệ và giải pháp mà GM và Tesla, đã có thể lăn bánh trên đường.

    Sự khác biệt giữa Google và GM không chỉ đơn thuần là về công nghệ xe tự lái. Nhiều nhà quản lý của các công ty ô tô đã gọi đó là "cuộc cạnh tranh" của Detroit với Thung lũng Silicon cho tương lai của mình.

    Hẳn sẽ bị coi là kẻ ngốc nếu cho rằng Detroit tránh né việc hợp tác với Thung lũng Silicon, nếu có cơ hội. Apple CarPlay là một ví dụ điển hình. Dịch vụ của Apple là một công cụ tuyệt vời để nâng cao trải nghiệm thông tin giải trí dành cho lái xe và hành khách. Sản phẩm tương tự như vậy của Google, Android Auto cũng giành được nhiều sự tán thưởng từ những nhà quản lý cấp cao của các công ty sản xuất ô tô.

    Nhưng cũng sẽ là một kẻ ngốc không kém nếu cho rằng Detroit sẽ bỏ qua lợi thế 100 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các phương tiện vận tải cơ giới để nhường sân chơi lại cho những người mới từ Thung lũng Silicon. Không chỉ có Google Car, Apple cũng đang nỗ lực tìm kiếm nhân sự cho dự án bí ẩn "Project Titan" - một Apple Car cho riêng mình, dường như chúng ta đang sắp được chứng kiến sự thay đổi lớn lao trong ngành vận tải.

    Theo Business Insider

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ