Kỳ công điêu khắc suốt 14 tháng liên tục, chàng nghệ sỹ tạo nên con tàu cướp biển ấn tượng đến khó tin
Hơn 1 năm lao động miệt mài của chàng nghệ sỹ Jason Stieva đổi lại là một tác phẩm điêu khắc tàu cướp biển vô cùng ấn tượng.
Nghệ sỹ Jason Stieva đã theo đuổi nghệ thuật Gothic trong khoảng hơn hai thập kỷ qua. Các tác phẩm nghệ thuật thuộc series “Gothic Times” của Jason hầu hết đều khá phức tạp và có độ chi tiết cực kỳ cao.
Tuy nhiên một trong nhưng tác phẩm sáng tạo và kỳ công nhất của Jason chính là con tàu cướp biển mang tên gọi Leviathan-Ark of Apocalypse. Con tàu cao 2,4 mét, dài 2,2 mét và được chế tạo hết sức tỉ mỉ.
Từ những bánh răng theo phong cách Steampunk hay hàng chục khẩu pháo ở hai bên cạnh tàu và hàng trăm bộ xương các sinh vật bên dưới,…tất cả tạo nên một công trình điêu khắc vô cùng ấn tượng.
Hình ảnh con tàu với những chi tiết cực nhỏ được chau chuốt kỹ càng khiến người xem không khỏi bất ngờ
Jason Stieva chia sẻ: “Đây là một trong những dự án khó khăn nhất mà tôi từng thử sức. Có rất nhiều chi tiết cực kỳ tẻ nhạt từ trước ra sau và từ trên xuống dưới. Việc tìm ra các nhân vật để gắn lên tàu cũng rất khó khăn và phải mất một thời gian. Tôi đã phải trải qua rất nhiều công đoạn thiết kế, tách rời hay chế tạo lại”.
Mặc dù vậy sau hơn 14 tháng nỗ lực liên tục, Jason Stieva đã hoàn thành kiệt tác này để chuyển cho khách hàng. Thế nhưng công đoạn vận chuyển mới thực sự là một bài toán khó khăn hơn cả. Do kích thước lớn và nhiều chi tiết nên việc vận chuyển con tàu cần hết sức cẩn thận.
Mời bạn đọc xem một số hình ảnh về con tàu điêu khắc đặc biệt này:
Cận cạnh những chi tiết trên tác phẩm điêu khắc tàu cướp biển đồ sộ
Một góc khác trên con tàu cướp biển
Mọi chi tiết trên con tàu được chăm chút rất tỉ mỉ và kỳ công
Tham khảo Odditycentral
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"