Tất cả những bình chọn kiểu Top 10 trong loạt bài chuyên đề “kỹ thuật quân sự thời đại vũ khí lạnh” dựa trên bình chọn của một số website lớn về quân sự trên thế giới như Military.com, Military.discovery.com, Guardian.co.uk, Defence.pk … nên tính chính xác và khách quan khá cao. Sự bình chọn này được dựa trên nhiều tiêu chí chứ không đơn thuần chỉ dựa vào sự nổi tiếng và sức mạnh của đội quân đó, các độc giả có những thắc mắc và kiến giải của riêng mình xin hãy cứ tự nhiên đưa ra ý kiến bàn luận.
1. Kỵ binh Macedonia – Hetairoi ( chiến hữu kỵ binh )
Nếu các bạn nghĩ Macedonia chỉ có bộ binh Phalanx ( bộ binh đội hình phương trận ) là mạnh nhất thì các bạn đã đánh giá quá thấp lực lượng khinh kỵ mạnh mẽ và quy củ bậc nhất thế giới rồi đấy.
Nếu không có các Hetairoi hỗ trợ thì bộ binh Phalanx khó có thể gọi là bất bại bởi quá chậm chạp và phải lệ thuộc vào đội hình
Hetairoi là tên gọi lực lượng kỵ binh chủ chốt trong quân đội Macedonia và được đánh giá là lực lượng kỵ binh mạnh mẽ thành công nhất trong thế giới cổ đại dưới sự lãnh đạo của vua Philiops II và sau đó là con trai ông - Alexandros đại đế.
Bằng việc coi nghề lính là một nghề chính thống, có hệ thống trường đào tạo và luyện tập rất bài bản. Alexandros đại đế đã tạo ra cho mình một lực lượng kỵ binh hoàn hảo, kỵ binh Hetairoi luôn chú trọng phát triển những ưu điểm của mình và không quên khắc phục những nhược điểm vốn có. Kỵ binh Hetairoi luôn rất thành công với chiến thuật đánh thọc sườn chớp nhoáng gây rối loạn đội hình chiến thuật đối phương sau đó là rút lui an toàn. Ngoài ra Alexandros cũng sử dụng kỵ binh như một lực lượng trợ chiến cho bộ binh Phalanx ( phương trận ) vốn chậm chạp , dù là chiến thuật nào kỵ binh Hetairoi cũng hoàn thành xuất sắc và biến Alexandros đại đế thành một vị tướng đánh đâu thắng đó. Mười mấy năm thân chinh cầm quân chưa 1 lần thất bại, ông qua đời vì bệnh số rét hoặc thương hàn.
Đội hình mũi dùi của kỵ binh Macedonia
Vũ khí của Kỵ binh Hetairoi Macedonia :
- Xyston : một loại giáo nặng có chiều dài hơn 3 mét.
- Kopis : một loại gươm ngắn và nhẹ
- Mũ trụ
- Áo giáp bằng đồng và giáp vai bằng da hoặc bằng kim loại.
- Giáp bảo vệ cho ngựa ở phần ngực và đầu.
Một khinh kỵ binh Macedonia tiêu chuẩn
2. Kỵ binh Ả Rập.
Đây là đạo kỵ binh hùng mạnh của Khalid ibn Al Walid thành lập cho công cuộc chinh phục và bành trướng đạo Hồi. Khởi đầu từ đạo kỵ binh cận thân tinh nhuệ của Khalid, ông dần mở rộng và phát triển nó thành một đạo quân bách chiến bách thắng trên các thảo nguyên và sa mạc của Trung Đông, Bắc Phi. Với tư tưởng “ Đạo Hồi là đức tin của chiến tranh và bạo lực “ đạo quân kỵ được ông bồi dưỡng cực kì tinh nhuệ với những trang bị tối tân nhất so với thời bấy giờ. Đặc biệt với tinh thần sẵn sàng tử vì đạo, không gì có thể ngăn cản được bước tiến của họ. Họ có sức chịu đựng, kỷ luật, khả năng cưỡi ngựa tuyệt vời, lòng nhiệt tình tôn giáo đến cực đoan nhưng không hề ngu ngốc. Mỗi người kị binh đều được học cưỡi ngựa, lạc đà, sử dụng nhiều loại vũ khí như gươm, giáo, cung tên sau đó là võ thuật và chiến thuật quân sự. Không có ghi chép gì nhiều về các tướng lĩnh thời này nhưng kỵ binh Ả Rập bất bại bởi tính kỷ luật và khả năng lợi dụng địa hình rất tốt của họ.
Với họ, tôn giáo là chính nghĩa
Trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhamamad qua đời (632-642) đội kỵ binh Ả Rập hung bạo như cơn gió xoáy khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng : chiếm bán đảo Arabia, chiếm Iraq, Syrua, Palestine, Ai Cập.
Năm 648 quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia sau đó là 1 nửa Châu Âu.
Năm 721 quân Hồi giáo chiếm trọn Ba tư và lấy nó làm bàn đạp tấn công các nước Trung Á. Chiếm Ấn Độ và bị chặn đứng bởi quân nhà Đường ở Trung Quốc.
Trang bị:
- Vũ khí chính: Kiếm cong " Saif" ( 'saif ' scimitar ), lao dài, cung cải tiến ( composite )
- Áo giáp : Áo giáp da nhẹ hoặc áo vải
- Ngựa không được bảo vệ hoặc trùm vải đơn giản.
Thanh Saif scimitar
Thrusting straight swords 3. Hiệp sĩ Norman , Hiệp sĩ dòng đền Templar, Teutonic.
Về căn bản có thể coi các hiệp sĩ Nooc măng, giéc manh, các hiệp sĩ dòng đền ( Templars, Teutonic ) khá giống nhau về trang bị, phong cách chiến đấu và cả tư tưởng. Nhưng nói chung họ là những kị binh mạnh mẽ và lý tưởng nhất cho thể loại chiến tranh thời đại vũ khí lạnh. Các hiệp sĩ Norman phục vụ cho các cuộc chiến lãnh thổ còn những hiệp sĩ dòng đền lại là lực lượng đấu tranh cho các cuộc thánh chiến. Họ luôn đi đầu trong các trận chiến và là những con quái vật thực sự trên chiến trường, chiến thuật lao đến húc thẳng vào đội hình địch từ phía xa như 1 con tê giác khổng lồ sau đó tản sang 2 cánh vòng về chuẩn bị cho cú húc tiếp theo, việc này được làm đi làm lại cho đến khi đội hình địch bị xé nhỏ. Hiệu ứng “binh bại như núi” sẽ đến với quân địch một cách mau chóng khi nhìn thấy đạo quân thiết kỵ binh giáp sáng ngời tràn đến hết lớp này đến lớp khác.
Thế trận bị phá vỡ, trước sau không nghe được lệnh của tướng lĩnh cộng thêm cú sốc từ những lần Charge khiến quân địch tan vỡ ý chí cho đến lúc bắt đầu bỏ chạy. Và một khi đã quay lưng bỏ chạy và kỵ binh đuổi ở phía sau thì số phận của trận chiến đã được định đoạt.
Những yếu tố làm nên sức mạnh của một Hiệp Sĩ Châu Âu
Những hiệp sĩ Norman, Giéc manh ( German ) hay các hiệp sĩ dòng đền là những người thống trị chiến trường Châu Âu trong suốt thời kì trung cổ.
Tản mạn: Trong nhiều game theo phong cách châu Âu thường có xuất hiện nhân vật Paladin, ta dễ nhận thấy nhân vật này lấy cảm hứng từ những thiết kỵ binh dòng đền ( Temple knight). Vậy rốt cuộc trong lịch sử những Paladin là ai ?
Một Paladin ?
Thực ra ngay cả ở Châu Âu hiện cũng vẫn còn có nhiều tranh cãi xoay quanh lịch sử của lớp nhân vật này. Một số ý kiến cho rằng những Paladin chính là Temple Knight cao cấp nhất, những hiệp sĩ có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ, họ đem cả sức mạnh lẫn linh hồn của mình phục vụ đạo của mình ( chủ yếu là Kito và tin lành ). Từ Paladin cao quý và ý nghĩa đến mức mà về sau nó được mở rộng ra để chỉ những hiệp sĩ có tinh thần hào hiệp như các chiến binh của King Arthur và sau đó là các hiệp sĩ bàn tròn. Dù không nhiều nhưng các Paladin thời đó nổi tiếng khắp Châu Âu từ Ý, Pháp, Anh, Đức đến các nước nói tiếng Latin, họ đều sử dụng chung từ Paladin hay Paladino để chỉ những đấng hiệp sĩ chính nghĩa và hào hiệp.
Tuy nhiên cũng có những tài liệu nói rằng những người xứng đáng với danh hiệu Paladin chỉ có 12 người ( ứng với 12 tông đồ của đức chúa Jesus ) được nhắc đến trong trường ca The song of Roland. Trường ca bằng thơ này đã liệt kê 12 Paladin được phong thánh và có sức mạnh của Chúa trời. Đó là người anh hùng Roland, Charlemagne – cháu trai của ông, người bạn và chiến hữu mạnh nhất của Roland: Oliver, Đức tổng giám mục Turpin và người anh hùng Ogier của người Đan Mạch … Những đối thủ của Roland như Ferumbras và các Kito hữu của ông cũng được tính là các Paladin bất kể phe phái. Như vậy theo tài liệu đó, chỉ có 12 người mạnh nhất thời kỳ bất chấp phe phái mới xứng đáng với danh hiệu Paladin cao quý, các nhà nghiên cứu còn cho rằng trường ca “Bài hát của Roland “ hầu hết dựa trên những chi tiết có thật của lịch sử.
Paladin Roland trong truyền thuyết được tái hiện trên màn ảnh
Trang bị:
- Long sword, Mace , Long lance
- Kite Shield
- Chainmail, Plate mail Armor
Long Sword và Kite Shield 4. Voi chiến Ấn Độ.
Mặc dù với số lượng ít ỏi, khó điều khiển và tốn kém khi sử dụng nhưng những chú voi trên chiến trường luôn tỏ ra áp đảo mọi đạo quân khác bằng hình thể khổng lồ của mình. Những chú voi được sử dụng trong các trận đánh lần đầu tiên ở khu vực Châu Á cổ đại và đặc biệt là Ấn Độ, Miến Điện. Chúng cũng được xem như những cỗ chiến xa cơ động mang tính quyết định trong những trận đánh của người Ấn. Mỗi trận đánh của người Ấn Độ chỉ sử dụng khoảng hơn 500 voi chiến nhưng cũng đủ làm chủ cục diện chiến trường. Voi có lớp da dầy nên có thể chống lại hầu hết những loại vũ khí thông thường, bản tính hung dữ và một hình thể cực kì to lớn nên bộ binh và kị binh thông thường chống lại chúng là điều không thể. Theo lệnh của quản tượng, voi có thể dẫm, đạp và húc đổ mọi mục tiêu trong tầm mắt. Ngoài ra mỗi voi chiến cũng mang trên mình 2 đến 3 cung thủ cho việc tấn công từ xa. Thậm chí với những chú voi đủ lớn, những chiếc kiệu sẽ được đặt trên lưng voi có tác dụng bảo vệ tối đa cho người điều khiển ( thường là đối với tướng lĩnh )
Tuy nhiên loài voi cũng có một đặc điểm là dễ mất bình tĩnh bởi tiếng động, khói lửa … Nhưng điều này có thể khắc phục được trong quá trình huấn luyện. Bằng chứng là những chú voi chiến của vua Quang Trung còn được đặt đại bác lên trên lưng để chiến đấu như những cỗ xe tăng đích thực.
Không thể nghi ngờ sức mạnh của loài voi
Tuy nhiên voi chiến chỉ được xem như một con át chủ bài của bản địa chứ không được đem đi sử dụng cho các cuộc chiến chinh phục. Voi cũng nhạy cảm với khí hậu lạnh nên nó không thể xuất hiện trong các trận dánh của người Châu Âu và những xứ lạnh khác.
5. Ottoman sipahi
Các Sipahi là tên gọi riêng để chỉ tầng lớp kị binh đặc biệt của đế chế Ottoman, cũng là tầng lớp thượng lưu được trọng vọng ( giống như những Samurai Nhật Bản). Họ được trang bị tận răng phục vụ cho việc chiến đấu và khả năng cưỡi ngựa cũng như sử dụng các loại vũ khí tuyệt vời.
Tuy là kị binh nặng nhưng các Sipahi vẫn có khả năng sử dụng hầu hết mọi loại vũ khí
Khác với lối đánh thiên về càn lướt của các hiệp sĩ Châu Âu , những gì mà các Sipahi Ottoman thể hiện đã nâng phương pháp đánh trận lên tầm nghệ thuật. Ở các Sipahi Ottoman có tính kỉ luật thép, tầm nhìn chiến thuật, sự khổ luyện và nhất là kinh nghiệm trận mạc cực kì dày dặn. Họ có thể làm đau đầu bất kì đội quân hiếu chiến nào bằng chiến thuật hit and run cổ điển hay hạ gục kẻ địch đuổi theo bằng thê hồi mã cung trên yên ngựa. Họ cũng được trang bị giáo nhẹ và khiên nếu phải đánh xáp lá cà, khi cần ngọn giáo cũng được ném đi rất chính xác giống như một vũ khí tầm xa hiệu quả. Các Sipahi Ottoman cũng có phương pháp bố trận và đánh trận hiệu quả đến nỗi mà người Pháp và Italia còn nghiên cứu và sử dụng nó cho quân đội của mình mãi đến tận cuối thế kỉ 19
6.Khinh kỵ binh Balan: đôi cánh của chiến trường
Nếu được xếp loại cho đội quân nào ăn mặc hợp thời trang và hoành tráng nhất trong lịch sử trung cổ thì chắc chắn top 1 sẽ lọt vào tay những Winged Hussar của Balan.
Tiền thân xuất phát từ một nhóm lính đánh thuê mộ đạo của người Serbia vào khoảng năm 1500 và dần dần phát triển thành một đạo quân chính quy hùng mạnh. Khắp dải mặt trận miền Đông Châu Âu trong suốt 100 năm ( 1570 -1580 ) họ bất bại trước mọi đối thủ kể cả quân Ottoman, Cossacks ( kỵ binh cô dắc ) hay người Nga ( Tatar ). Đôi cánh trên lưng họ là một cảnh tượng kinh hoàng trên mọi chiến trường, với ngọn thương cực dài và trường kiếm nhọn, họ là những gì tinh túy nhất của những kỵ binh Châu Âu thời bấy giờ.
Sử dụng những ngọn thương dài thuần thục cộng với chiến thuật càn quét mạnh mẽ như những cơn lốc, đơn giản nhưng gần như không có nhược điểm. Người Ottoman từng nghĩ ra phương pháp khắc chế khinh kỵ Balan bằng cách sử dụng Pikeman với giáo dài có móc để móc vào chân ngựa ( đây cũng là cách chống lại kỵ binh hiệu quả được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới ) nhưng vô dụng bởi khả năng bố trí thế trận và khả năng cưỡi ngựa thành thục của những Winged Hussar.
Chiến công vĩ đại nhất của khinh kỵ Balan là trận đánh thành Vienna năm 1683. Tháng 9 năm 1683 quân Ottoman đem tới 150000 quân do Hoàng đế Mehmed IV chỉ huy và thêm 12000 quân do tể tướng Ottoman Kara Mustafa Pasha dẫn đầu tiến đánh và bao vây thành Vienna. Sau đó chính giáo hoàng Innocent XI đã gửi quân đội Balan đến giải vây thành Vienna với khoảng 30000 quân. Trong trận đánh, đích thân vua Balan Jan Sobieski chỉ huy 3000 kỵ binh Winged Hussars phá vỡ hàng ngũ quân Ottoman, đánh thẳng vào doanh trại người Thổ kết hợp với quân đội thủ thành Viên xông ra trợ chiến. Sau hơn 3 tiếng đội quân của người Thiên chúa giáo hoàn toàn thắng trận và giải vây được thành Vienna.
Càn quét theo đội hình như một cơn lốc
Hình ảnh những khinh kỵ binh Winged Hussar được dùng trong những đồng tiền của Balan trong suốt một thời gian dài.
Kiếm nhọn để đâm vào kẽ những chiếc áo giáp
7. Kỵ binh Cataphract
Catapharact được xem như là một phong cách ảnh hưởng nhiều nhất đến những kỵ binh - chiến binh ở khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều nơi đã học theo phong cách này từ người Hy Lạp, Parthia, Iran, Roman hay thậm chí là cả những Knight của Châu Âu. Cũng trong thời điểm này, khái niệm về những kỵ binh siêu nặng ra đời, gọi là siêu nặng nhưng gánh nặng từ những chiếc Plate Armor được thay thế bằng Chainmail Armor ( giáp xích ) nhẹ nhàng và linh hoạt hơn nhiều.
Đâm vào đâu cũng khó mà chết được
Đây có thể xem là thời kì hoàng kim của kỵ binh khi những gì ưu tú nhất được tập trung trên người họ kể cả con ngựa mà họ cưỡi. Tất cả được bảo vệ kĩ càng từ đầu tới chân bởi giáp kim loại.
8. Kỵ binh Cossack
Đây là những kỵ binh rất nổi tiếng thế giới và được xem như là những kỵ binh tốt nhất của mọi thời đại. Họ là bậc thầy của đánh trận, từ những trận chạm trán đối mặt, càn quét, đánh phá (raiding), trinh sát ( reconssaince ), quấy rối, hit and run và cuối cùng là chiến thuật bỏ chạy. Mỗi người lính đều có những kỹ năng quân sự và tính độc lập rất cao. Tuy nhiên do có số lượng khá khiêm tốn cộng với việc họ chỉ là một cộng đồng các dân tộc rải rác trên các thảo nguyên phía nam của Đông Âu và phần Châu Á của nước Nga nên họ chủ yếu chiến đấu cho người Nga chứ không phải dân tộc mình. Bản thân họ cũng không được đoàn kết.
Trong suốt thế kỉ 18 và 19 họ chiến đấu thường trực trong đội quân của Nga Hoàng. Đến khi cuộc nội chiến Nga diên ra ( 1917 ), họ chiến đấu cho cả 2 phía và nhiều lúc tự đánh lẫn nhau.
Trang bị của 1 người lính Cossack cận đại
Từ Cô Dắc trong tiếng Thổ là Qazaq ( tiếng Anh là Cossack ) có nghĩa là Kẻ mạo hiểm hay Người tự do. Bản thân người Cô dắc là một dân tộc hào hùng và khá bạo lực, nhiều ý kiến cho rằng người Cô Dắc hoang dã nhưng thực chất họ cũng rất hào hoa và nghệ sĩ.
Khả năng cưỡi ngựa siêu việt của dân Cô dắc
9. Những thiết kị binh của Napoleon
Những đạo thiết kỵ của hoàng đế Napoleon là biểu tượng của sự đông đảo, mạnh mẽ, kỉ luật và trên hết là minh chứng hùng hồn cho câu nói “ mạnh vì gạo bạo vì tiền “.
Với khả năng tổ chức quân đội tài tình ( và cả sự giàu có ) của Naopleon I, quân đội và cả kỵ binh của Pháp trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết sau cả thiên niên kỉ yếu đuối thậm chí là mờ nhạt. Ông cũng nêu rõ tầm quan trọng của kỵ binh trong học thuyết quân sự của mình và được nhiều đối thủ học tập.
Bộ binh của Hoàng đế Napoleon không hề yếu nhưng kỵ binh lại được trang bị và tuyển chọn tốt hơn nhiều. Nói chung những gì tốt đẹp nhất đều được Napoleon trang bị cho đội quân ưu tú của mình.
Tất nhiên Napoleon đã chứng minh học thuyết quân sự của mình là đúng khi bất bại trên mọi chiến trường, tham vọng của ông còn lớn hơn cả của Ceasar và Alexander đại đế. Ông chỉ thất bại 1 lần duy nhất nhưng 1 lần đó cũng đủ kết thúc tất cả …
Giàu và mạnh chính là yếu tố làm nên những chiến thắng của Napoleon
10. Kỵ binh Mông Cổ
Xếp thứ 10 không có nghĩa là kỵ binh Mông Cổ yếu hơn những đạo quân phía trên. Họ chính là những kỵ binh khát máu, đông đảo và thành công nhất trong mọi thời đại. Những cuộc chiến đối với họ đồng nghĩa với sự tàn sát và phá hủy. Từ những bộ tộc nhỏ bé hẻo lánh đến kinh ngạc, họ đã phát triển thành một đế chế có đất rộng nhất trong lịch sử loài người. Bản thân những kỵ binh Mông Cổ không mạnh bằng những Knight của Châu Âu, không tài giỏi bằng những kỵ binh Macedonia hay đế chế Ottoman nhưng khi lực lượng kỵ binh Mông Cổ cùng nhau tác chiến, họ là mạnh nhất. Họ giống những con sói hoang trên chiến trường, sinh ra trên lưng ngựa và sinh ra là để giết chóc, tàn phá.
Các hiệp sĩ khắp một dải Châu Âu, những kỵ binh Muslim của các vương quốc hồi giáo, chiến binh Slavic của Nga , binh lính đông đảo của Trung Quốc … Không nơi nào chống đỡ được vó ngựa của dân Mông Cổ.