Kỳ lạ bảo tàng Thụy Điển chuyên trưng bày các món ăn khó nuốt nhất thế giới, sầu riêng và trứng vịt lộn cũng góp mặt
Từ trứng vịt lộn cho tới sầu riêng, nhiều món ăn đang được coi là tinh túy của nền ẩm thực Châu Á nhưng lại là nỗi ác mộng của không ít thực khách tới tham quan.
- Đại gia Trung Quốc chi 1,5 triệu USD để sơn máy bay hình Angry Bird và mở nhà hàng, bảo tàng bên trong
- Cùng chiêm ngưỡng bảo tàng không tác phẩm đầu tiên trên thế giới tại Tokyo: nghệ thuật nơi đây nằm tại ánh sáng, không gian và trải nghiệm
- Hóa ra Instagram chỉ là một viện bảo tàng trưng bày những bức ảnh hoàn toàn giống nhau về ý tưởng
Trên thế giới có rất nhiều loại bảo tàng đặc biệt, được dùng để lưu giữ lại lịch sử, tinh hoa của các nền văn hóa trên toàn thế giới.
Thế nhưng kỳ lạ thay, tại thị trấn Malmö, Thụy Điển lại xuất hiện một bảo tàng vô cùng kỳ lạ, chỉ dùng để giới thiệu các món ăn được cho là khó nuốt nhất thế giới thay vì trưng bày cổ vật hay tượng quý. Và tất nhiên, trong số các món ăn đó, có rất nhiều món đến từ Châu Á.
"Balut" hay trứng vịt lộn, một trong những món được thế giới đưa vào danh sách "món ăn gớm ghiếc nhất"
Cụ thể, bảo tàng "thức ăn gớm ghiếc" sẽ mở cửa với chủ đề ẩm thực trong thời gian từ bây giờ tới 27/01/2019. Trong đó, các nhà tổ chức sẽ chọn ra 80 món ăn dễ gây lợm giọng nhất trên toàn thế giới để trưng bày và giới thiệu.
Một vài món ăn tiêu biểu có thể kể tới như quả "ngón chân thối" tới từ Jamaica, món "haggis" có xuất xứ Scotland (được làm từ gan, phổi và tim cừu) hay món pho mát giòi tới từ Sardina, vừa ăn vừa ngắm giòi nhảy cao tới 15 cm ngay trước mặt bạn.
Món "Trứng Thế Kỷ" của Trung Hoa
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là những món ăn duy nhất làm mọi người phải kinh sợ, bởi sau đó, khách tham quan tại bảo tàng còn được "chạm trán" ngay với những món ăn độc nhất vô nhị tới từ Châu Á, bao gồm trứng vịt lộn, sầu riêng, đậu phụ thối, đậu tương lên men natto của Nhật Bản và món trứng thế kỷ của Trung Hoa.
Mặc dù những món trên vẫn được coi là tinh hoa ẩm thực, thậm chí có thể thưởng thức ngon lành đối với người Việt Nam và Châu Á, thế nhưng với Châu Âu hay những nền văn hóa khác, có vẻ như chúng lại được liệt kê vào danh sách những món khiến con người ta phải lạnh gáy ngay khi nhìn vào chứ đừng nói là ăn.
Các món ăn được trưng bày tại bảo tàng đều là thật, có thể nếm và ngửi được. Ban tổ chức đã phải làm việc dài hơi với một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund, từ đó chọn ra được các món ăn đặc biệt trên.
Món sầu riêng, dù nhiều người bảo rất ngon nhưng chưa chắc ai cũng cảm thấy thế
Ngoài ý nghĩa giáo dục và tạo ra bầu không khí vui vẻ, triển lãm cũng có ý nghĩa giúp mọi người đón nhận và không còn kỳ thị với các món ăn lạ lẫm nữa, sự "gớm ghiếc" trong mỗi món ăn chỉ nên gói gọn trong phạm vi văn hóa và quan điểm của mỗi người, không nên áp đặt cho người khác, từ đó thay đổi góc nhìn của mọi người về khái niệm "thức ăn".
Chia sẻ về ý nghĩa của triển lãm, giám đốc bảo tàng Samuel West cho biết:
"Quy trình sản xuất thịt của chúng ta đang làm hại môi trường, vì vậy chúng ta thực sự nên bắt đầu khẩn trương tìm các giải pháp thay thế.
Tuy nhiên nhiều người lại cảm thấy sợ hãi bởi những ý tưởng dùng côn trùng làm thức ăn, hay cho rằng loại thịt được tạo ra trong phòng thí nghiệm là rất gớm ghiếc. Nếu thay đổi được quan niệm về loại thức ăn nào là ghê và không ghê, chúng ta có thể chuyển sang các nguồn protein khác bền vững hơn".
Tham khảo NextShark
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI