Kỹ sư chế tạo hệ thống nhận diện mặt mèo bằng Raspberry Pi, giá chỉ hơn 1 triệu đồng
Sen này quả là chu đáo quá đi!
Ai là sen mà chẳng biết, chủ thường dành rất nhiều thời gian tung tăng ngoài đường. Chính vì vậy, một kỹ sư người Hà Lan đã thiết kế ra một hệ thống nhận diện khuôn mặt để phòng khi chú mèo hàng xóm có ghé qua chơi thì anh còn biết đường xuống để mở cửa.
Sau một quãng thời gian dài theo dõi quan sát, Arkaitz Garro – kỹ sư cấp cao của dịch vụ chia sẻ file WeTransfer, để ý thấy rằng có một con mèo rất hay lởn vởn ở sân nhà mình. Anh không biết rằng liệu nó có phải là mèo hoang hay không và quyết định tìm hiểu gốc gác của nó. Hoá ra, chú mèo này có tên Bobis này là của nhà bên cạnh.
"Bobis có thói quen chiều nào cũng sang hỏi thăm nhà tôi, vì vậy chúng tôi muốn biết khi nào nó đến để có thể tiện tiếp đón," Garro nói.
Và thế là Garro đã phát triển ra một hệ thống nhận diện mặt mèo để dễ bề "phục vụ" Bobis. Anh cho biết, thiết bị này chỉ bao gồm một chiếc camera nhỏ cùng Raspberry Pi chạy phần mềm phát hiện chuyển động mà thôi.
Khi camera nhận thấy có chuyển động, nó sẽ chụp lại ảnh và gửi lên AWS Rekognition – một nền tảng nhận diện hình ảnh miễn phí. Rekognition sau đó sẽ so sánh bức ảnh có trong cơ sở dữ liệu với tấm hình vừa được gửi lên ở trước cửa nhà Garro. Nếu nhân vật trong hai ảnh giống nhau, Garro sẽ nhận được tin nhắn báo rằng có một chú mèo đang chầu trực ở bên ngoài.
Anh cũng tiết lộ rằng những linh kiện cần thiết kể làm hệ thống này chỉ mất khoảng 50 USD, tương đương 1,2 triệu đồng, và làm xong trong vài tiếng mà thôi.
"Nó hoạt động hiệu quả gần như 100% khi con mèo nhìn thẳng vào camera," Garro nói.
Tự chế tạo hệ thống nhận diện thú cưng với Windows 10 IoT Core
Nếu bạn cảm thấy thiết bị này còn sơ sài quá thì hãy thử tự chế hệ thống nhận diện khuôn mặt do Microsoft phát triển. Được giới thiệu hồi năm ngoái, thiết bị DIY IoT này sẽ tích hợp với cửa dành cho vật nuôi của bạn và chỉ cho phép những con vật mà bạn chọn đi qua.
Theo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI