Ký sự đem iPhone 8 Plus bị vỡ nát đi sửa: Đắt gấp rưỡi Samsung Galaxy Note 8, hàng xách tay Mỹ không được bảo hành
Lần trước tôi đã sửa chiếc Note 8 của Samsung ở trung tâm sửa chữa chính hãng nên lần này chiếc iPhone 8 Plus cũng sẽ được tôi đem tới trung tâm bảo hành ủy quyền của Apple để có sự so sánh bình đẳng về dịch vụ của 2 hãng.
Hẳn các bạn còn nhớ, sau bài test độ bền thả rơi của trang Wylsa.com thì cả 2 chiếc điện thoại đình đám iPhone 8 Plus và Samsung Galaxy Note 8 đều bị vỡ nát. Chúng ta đã được theo dõi ký sự đem chiếc Note 8 đi sửa chữa để phục hồi công năng, vậy liệu lần này iPhone 8 Plus có được hồi sinh theo cách tương tự hay không? Mời các bạn cùng theo dõi ký sự được chúng tôi chuyển ngữ sau đây nhé:
Đây là nhân vật chính trong ký sự lần trước - Samsung Galaxy Note 8
Với chiếc smartphone tới từ Samsung, trải nghiệm sửa chữa mà tôi nhận được thật dễ dàng và nhanh chóng: tổng thiệt hại là 21.670 rúp (8,3 triệu VND), thời gian từ một đến vài ngày phụ thuộc vào mong muốn và khả năng chi trả của khổ chủ. Và chiếc điện thoại sau quá trình phục hồi đã hoạt động hoàn hảo như chưa từng bị rơi.
Chiếc iPhone 8 Plus sau thử nghiệm thả rơi
Hôm nay tôi quyết định mang nốt chiếc iPhone 8 Plus đi hồi sinh. Buổi sáng tôi cắm sạc đầy rồi đi tới trung tâm dịch vụ ủy quyền B2X trên đường Nikolskaya. Lần trước tôi đã sửa chiếc Note 8 của Samsung ở trung tâm sửa chữa chính hãng nên lần này chiếc iPhone 8 Plus cũng sẽ được tôi đem tới trung tâm bảo hành ủy quyền của Apple để có sự so sánh bình đẳng về dịch vụ của 2 hãng.
Rút kinh nghiệm từ lần trước nên tôi có mang theo cả bánh mì kẹp, một bình giữ nhiệt đựng đầy cà phê để phòng khi phải chờ đợi lâu.
Thế nhưng sự cẩn thận của tôi lại không có đất dụng võ. Tất cả quy trình chỉ đơn giản như sau: giao cho nhân viên của trung tâm chiếc iPhone 8 Plus hỏng, trả 30.990 rúp (11,9 triệu VND) và sau từ 3-5 ngày bạn sẽ nhận được một chiếc iPhone 8 Plus mới. Vậy đấy, chiếc điện thoại tội nghiệp của tôi không có cơ hội để được sửa chữa. Tuy nhiên cũng có một số điểm mà chúng ta cần lưu ý: Nếu thiết bị là hãng chính hãng phân phối hoặc được mua ở các quốc gia Châu Âu thì dịch vụ sẽ có tác dụng và bạn có thể trả tiền để được đổi sang máy mới. Trong trường hợp máy là hàng xách tay Mỹ thì tại đây họ sẽ không thay thế cho bạn đâu.
Màn thử nghiệm thả rơi drop-test giữa Samsung Galaxy Note 8 và iPhone 8 Plus
Tại sao lại có sự phân biệt đối xử như thế? Bởi vì iPhone 8 Plus có 03 phiên bản: A1864, A1897, A1898. Bản được bán chính thức ở thị trường Nga là A1897 với đầy đủ thuế má, giấy tờ chứng nhận. Và để có thể đem một thiết bị hỏng đi xử lý hoặc sửa chữa thì bạn phải trình cho Apple tất cả các giấy tờ đó – và việc này gần như là bất khả thi trong trường hợp bạn mua máy xách tay. Bởi vậy, những máy iPhone 8 Plus xách tay từ Mỹ không thuộc diện được đổi mới tại trung tâm bảo hành chính hãng.
Nếu máy bạn là hàng xách tay Mỹ thì cũng đừng nên quá lo buồn. Thứ nhất là khả năng chiếc iPhone 8 Plus bị hỏng (nặng như trong trường hợp của tôi) không cao, thứ hai – dù cho nắp lưng không thuộc diện được bảo hành nhưng bạn có thể chọn chỉ thay màn hình. Giá thay màn hình cho iPhone 8 Plus khoảng 14.000 rúp (5,4 triệu VND), thời gian sửa chữa từ 10 đến 12 ngày. Thứ ba là: tôi chân thành khuyên bạn nên mua một chiếc vỏ ốp loại tốt cho điện thoại của mình (đặc biệt là loại có mặt lưng kính) để giảm thiểu thiệt hại mỗi khi rơi. Và cuối cùng, bạn nên kiểm tra thật kỹ model của chiếc iPhone trước khi mua để tránh các vấn đề phát sinh về sau này.
Vậy rốt cuộc thì tôi đã làm những gì? Trao iPhone 8 Plus, trả 30.990 rúp (11,9 triệu VND) và nhận về một chiếc máy mới. Thiết bị này sẽ được Apple bảo hành trong ba tháng.
Một mặt, chiếc flagship của Samsung có thể được sửa một cách dễ dàng và chi phí cũng rẻ hơn (khôi phục hoàn toàn với 21760 rúp – 8,3 triệu VND), thế nhưng mặt khác thì việc nhận một chiếc điện thoại hoàn toàn mới cũng rất tốt.
Theo các bạn thì phương án nào tốt hơn?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4