Là một đất nước văn minh top đầu thế giới nhưng vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già?
Những toa tàu điện ngầm của Nhật Bản thường gắn bó với hình ảnh "chật như nêm" vì thói quen đi bộ tới nơi làm việc, nơi học tập của con người xứ sở hoa anh đào.
Con người Nhật Bản vốn nổi tiếng văn minh, lịch sự, khiến cả thế giới phải cúi đầu thán phục vì phẩm cách con người xứ sở mặt trời mọc. Tuy nhiên, điều kì lạ là người Nhật thường không nhường ghế cho người già trên tàu.
1. Rất khó tìm được ghế trống
Người Nhật thường vui vẻ đùa rằng những người ở trong toa tàu chẳng khác nào "cá thu đóng hộp". Quả thật như vậy, đặc biệt trong những chuyến tàu điện ngầm vào giờ cao điểm, để tìm được một ghế trống vô cùng khó. Vì thế, việc đứng dậy hay di chuyển sang vị trí khác không hề dễ dàng. Cách tốt nhất là bạn nên ở nguyên vị trí của mình cho tới khi tới điểm bạn cần đến.
2. Có dãy ghế ưu tiên trong mỗi toa tàu
Ở trong mỗi toa tàu đều thiết kế có dãy ghế ưu tiên (gọi là yusenseki) cho người già, người tàn tật và phụ nữ mang thai. Vì thế, với lòng tự trọng vốn có của mình, người Nhật sẽ không cho phép mình ngồi vào dãy ghế ưu tiên này. Hơn nữa, hành động ngồi vào vị trí này chẳng khác nào việc tự nhận mình là người không lành lặn.
3. Không muốn bị cho là "già"
Tuy được biết đến là quốc gia có dân số già nhưng người Nhật có sức khỏe tốt, sống thọ và người cao tuổi rất thích làm việc. Vì vậy, việc lên tàu vào giờ cao điểm đối với họ cũng không phải điều gì to tát, họ chấp nhận đứng trên tàu như những người khác. Cũng bởi thế, nếu nhận được lời mời nhường ghế từ người trẻ thì họ sẽ từ chối. Lí do là vì lời đề nghị ấy chẳng khác nào sự coi thường sức khỏe của họ.
4. Coi trọng sự bình đẳng
Vì sự bình đẳng nên đối với người Nhật, ai lên tàu trước, người đó sẽ có ghế. Hơn nữa, việc "giành" được ghế trên tàu chẳng khác nào một cuộc đua nên lòng tự trọng của họ không cho phép nhường nhịn hay đòi hỏi từ người khác nếu không có sự nỗ lực từ bản thân.
5. Không để ý xung quanh
Người Nhật thường có thói quen lên tàu nghe nhạc, đọc sách, lướt web... mà không để ý người xung quanh ra sao. Lí do là bởi bản thân văn hoá Nhật rất tôn trọng riêng tư.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI