Là những cư dân đầu tiên sống trên Sao Hoả sẽ như thế nào? Elon Musk sẽ cho bạn biết
Elon Musk cho biết, việc trở thành một trong những người đầu tiên thuộc địa hoá Sao Hoả sẽ không có gì hào nhoáng cả.
Phát biểu tại triển lãm South by Southwest (SXSW) ở Austin, Texas, hôm Chủ nhật vừa qua, nhà sáng lập SpaceX đã đề cập đến kế hoạch thuộc địa hoá Sao Hoả của mình và những người tiên phong đầu tiên trên hành tinh đỏ này sẽ như thế nào. Theo Musk, những phương tiện truyền thông đã khiến người ta nghĩ rằng một nơi lưu trú trên Sao Hoả chỉ dành cho người giàu có. Nhưng sự thực thì "nó hoàn toàn không phải vậy"!
"Đối với những người lên Sao Hoả, mọi thứ sẽ rất nguy hiểm. Nó giống như một quảng cáo về thám hiểm Nam Cực, trong đó nói rằng 'khó khăn, nguy hiểm, có khả năng tử nạn, nhưng những ai sống sót sẽ cực kỳ phấn khích', đại loại như vậy" - Musk nói.
Tại Texas, Musk cho biết ông kỳ vọng SpaceX sẽ bắt đầu thực hiện một số chuyến bay ngắn đến và rời khỏi Sao Hoả vào nửa đầu năm 2019. Kế hoạch dài hạn của ông là đưa 1 triệu người lên hành tinh này, và đây là "phương án B" để cứu vãn xã hội loài người trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra và quét sạch nhân loại.
Mush nói rằng trong trường hợp xảy ra biến cố hạt nhân, "chúng tôi muốn đảm bảo có một hạt giống của nền văn minh tồn tại đâu đó ngoài vũ trụ để mang nền văn minh trở lại và thu ngắn thời kỳ đen tối sau đó. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao việc lập ra một căn cứ có khả năng tự duy trì, lý tưởng nhất là trên Sao Hoả, là vô cùng quan trọng, bởi khả năng sống sót ở đó cao hơn ở Mặt Trăng".
Elon Musk trò chuyện tại SXSW
Để có thể "tạo dựng lại cuộc sống trên Trái Đất", Musk cho biết ông muốn thiết lập nên một nền văn minh dự phòng hoạt động hoàn hảo trên Sao Hoả trước khi một sự kiện như Thế chiến thứ 3 xảy ra trên Trái Đất chẳng hạn.
"Tôi nghĩ khả năng chúng ta không còn cuộc Thế chiến nào nữa là không thể" - Musk cho biết.
Kế hoạch xây dựng các tàu vũ trụ khổng lồ có khả năng tái sử dụng để thuộc địa hoá hành tinh đỏ của Musk là rất tham vọng. Ông và SpaceX chưa lên chi tiết làm sao để duy trì cuộc sống cho những người thực dân trên Sao Hoả trong nhiều tháng hay nhiều năm. Có rất nhiều câu hỏi thực tế đang được đặt ra cho vị tỷ phú công nghệ này.
Nhưng Musk lại có những ý tưởng về việc điều hành Sao Hoả
Nhà sáng lập SpaceX đùa rằng ông sẽ được phong tước hiệu "hoàng đế". Và ông hình dung rằng Sao Hoả sẽ hoạt động theo chế độ dân chủ trực tiếp thay vì hệ chống chính phủ như Mỹ - một nền dân chủ đại diện - nơi các quan chức được bầu đại diện cho một nhóm người. Trên Sao Hoả, Musk kỳ vọng rằng mọi người sẽ bầu chọn trực tiếp để giải quyết các vấn đề.
Ông nói rằng chế độ dân chủ đại diện đã có tuổi đời hàng thế kỷ kia chỉ phù hợp khi khai sinh một quốc gia mà thôi, trước khi phần lớn công dân quốc gia còn chưa biết đọc, biết viết.
Musk đề xuất những nhà thực dân tương lai nên "làm luật ngắn gọn thôi", để mọi người có thể đọc và hiểu các dự thảo luật trước khi bỏ phiếu thống nhất cho chúng. Ông cảnh báo rằng những điều luật dài dòng thường có "cái gì đó đáng nghi ngờ" bên trong chúng.
"Nếu luật mà vượt quá số từ trong truyện 'Chúa nhẫn' thì rõ ràng có gì đó sai sai" - Musk nói.
Câu nói của Musk nhận được một tràng cười thoải mái từ phía khán giả, nhiều người cho rằng Musk đang "đâm chọt" dự thảo luật thuế của Đảng Cộng hoà mới được thông qua hồi tháng 12/2017. Dự thảo luật này dài đến 503 trang và nếu tính thêm các nội dung liên quan như báo cáo của hội đồng xét duyệt thì lên đến hơn 1.000 trang!
Musk cũng khuyến nghị rằng luật nên dễ được huỷ bỏ hơn là đưa vào ứng dụng. Nhờ đó có thể ngăn sự chuyên quyền hình thành và giới hạn quyền tự do của con người.
Nói về văn hoá trên Sao Hoả, Musk nói "Sao Hoả nên có những quán bar thật hoành tráng"!
Tham khảo: BusinessInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"