Thoạt nhìn, những thiết kế này có vẻ khá dư thừa và không rõ công dụng, nhưng thực tế lại mang tới sự tiện lợi đến bất ngờ.
- Bí mật của công ty thiết kế lớn nhất nước Nga: Designer kỳ cựu từng chinh phục hàng chục dự án lớn nhỏ hóa ra lại là 1 hệ thống AI phức tạp
- Thiết kế thông minh này là lời giải cho bài toán ống hút nhựa, giá rẻ nhưng vẫn thân thiện với môi trường
- Tuyển tập những ngôi nhà có thiết kế nội thất khiếp đảm đến nỗi không ai dám mua
Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản được coi là biểu tượng của sự chu đáo và tinh tế. Người Nhật luôn chú trọng tới từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, từ lối ăn mặc cho tới cách bày biện một bữa ăn. Tương tự, những sản phẩm "made-in-Japan" cũng thể hiện rõ rệt nét đặc trưng trong phong cách Nhật – dành trọn sự tinh tế và chu đáo cho khách hàng.
1: Mỳ ly
Phần đáy của mỳ ly Nhật Bản luôn tặng kèm 1 miếng dán trong suốt hình chữ nhật. Liệu đây có phải là 1 thiết kế lỗi hoặc dư thừa hay không?
Trên thực tế, miếng dán này sẽ giúp bạn cố định nắp hộp mì trong lúc ủ mì. Thay vì phải dùng vật nặng đè lên nắp hộp như mọi khi, bạn chỉ cần sử dụng miếng dán này là xong. Đây quả thực là 1 phát minh tiện lợi tuyệt vời!
Bên cạnh đó, trên nắp hộp mì thường có kí hiệu 2 mũi tên và đường nét đứt ở 2 bên viền. Kí hiệu này sẽ nhắc nhở người dùng không nên bóc hết toàn bộ phần nắp, tránh dẫn đến việc không thể đậy kín nắp hoàn toàn khi ủ mì.
2: Lọ sốt cay
Nếu đã từng 1 lần nhỡ tay làm đổ cả lọ tương ớt hoặc sốt cay vào đĩa thức ăn, vậy thì lọ tương ớt với thiết kế miệng rót nhỏ xíu dưới đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Lọ sốt cay kiểu Nhật có vòi rót rất nhỏ. Bạn sẽ phải ấn vào nấc màu trắng bên cạnh để rót tương ra. Thiết kế này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng sốt cay, không lo làm biến vị món ăn hay làm đổ cả lọ sốt ra bàn.
3: Lọ tương
Trong khi lọ tương ở Việt Nam cần phải dùng tay bậy nắp thì lọ tương ở Nhật Bản có thiết kế tiện lợi hơn nhiều. Bạn chỉ cần dùng tay nhấn nhẹ viền nắp (ở vị trí như hình) là nắp sẽ mở ra ngay tức thì. Thiết kế này còn giúp các bà nội trợ tránh được nguy cơ bị trầy xước tay hoặc đau móng khi bậy nắp.
4: Vỉ trứng
Khác với thiết kế vỉ trứng ở Việt Nam, phiên bản của xứ sở hoa anh đào có cách mở không thể dễ hơn: kéo nhẹ dải dây niêm phong quanh viền là vỉ trứng sẽ mở ra như 1 phép màu.
Bạn có thể kéo toàn bộ dải niêm phong hoặc chỉ kéo 1 phần. Và sau khi lấy hết trứng ra khỏi hộp, phần nắp và đáy có thể xếp chồng lên nhau cho gọn, tiết kiệm diện tích đựng trong túi rác hoặc thùng rác.
5: Gói sốt trong đồ ăn liền
Nếu từng mua đồ ăn nhanh ngoài hàng, chắc chắn bạn đã từng nhận được những gói tương ớt, tương cà hoặc mayonnaise mini. Những gói nhỏ này thường rất khó xé, và nếu xé thì ít nhiều gì bạn cũng sẽ bị dính tương lên tay.
Thấu hiểu được điều đó, các nhà sản xuất ở Nhật Bản đã phát minh ra gói đựng sốt 2 trong 1 với thiết kế mở độc đáo: gập đôi túi lại là sốt bên trong sẽ tuôn ra. Lằn ranh ở giữa túi chính là vị trí của miệng túi. Với thiết kế thông minh này, ngón tay của bạn sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với miệng túi, đôi tay sẽ luôn sạch sẽ, thơm tho.
Một số món ăn liền còn mạnh dạn thiết kế gói sốt ở ngay trên nắp. Bạn chỉ cần nhấc nắp lên và bẻ đôi nắp là tương bên trong sẽ tuôn ra dễ dàng.
6: Viền hộp sữa
Thông thường, bao bì của hộp sữa tươi, sữa chua hay nước trái cây đều giống hệt nhau. Người bình thường có thể dễ dàng phân biệt được đâu là sữa tươi nhưng với người khiếm thị thì đó là điều bất khả thi.
Ở Nhật Bản, nhằm hỗ trợ người khiếm thị trong việc mua sữa, các nhà sản xuất đã thiết kế một góc lõm nhỏ ở viền trên cùng của nắp hộp sữa (như hình). Người khiếm thị chỉ cần sờ vào phần viền là có thể phân biệt sữa và các sản phẩm chung kiểu bao bì khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI