Về lý thuyết tam giác Penrose là loại ảo ảnh quang học, vật thể 2 chiều được vẽ lên mặt phẳng nhưng lại gây cho chúng ta cảm giác hình 3 chiều.
Tam giác Penrose, còn được biết đến là Penrose tribar, hoặc impossible tribar, là hình tam giác bất khả thi (Vật thể bất khả thi). Nó được họa sĩ người Thụy Điển Oscar Reutersvärd tạo ra lần đầu tiên vào năm 1934.
Mãi đến những năm 1950, tam giác Penrose mới được biết đến rộng rãi hơn khi nhà tâm thần học Lionel Penrose cùng con trai là nhà toán học Roger Penrose sửa và sử dụng nó trong một số nghiên cứu.
Ngoài Oscar Reutersvärd, một họa sĩ khác là M. C. Escher cũng sử dụng tam giác Penrose trong các tác phẩm của mình.
Tam giác Penrose.
Vậy tam giác tam giác Penrose là gì?
Nếu nhìn qua tam giác Penrose trên một mặt phẳng, chúng ta có thể lầm tưởng nó là khối vật thể rắn 3 chiều, được tạo thành từ ba khối hình vuông thẳng đứng, theo chiều ngược lại ở các góc vuông tại các đỉnh của tam giác mà chúng hình thành. Tuy nhiên không thể tạo ra một tam giác Penrose dạng 3 chiều trong không gian phẳng, nên nó chỉ có thể tồn tại dưới dạng vật thể 2 chiều.
Dù vậy chúng ta vẫn có thể tạo ra tam giác Penrose thông qua các vật thể rắn 3 chiều được đặt ở 3 góc hợp lý trên một mặt phẳng và từ một góc nhìn cố định sự kết hợp của ba vật thể này sẽ tạo ra tam giác Penrose. Tương tự như tác phẩm điêu khắc tam giác Penrose ở Perth, miền Tây Australia.
Tác phẩm điêu khắc tam giác Penrose ở Perth, miền Tây Australia.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, giờ đây chúng ta cũng có thể tạo ra tam giác Penrose thông qua máy in 3D nhưng nó vẫn chỉ xuất hiện dưới một góc nhìn cố định.
Một tam giác Penrose được tạo ra từ máy in 3D, rõ ràng nó không phải là một tam giác nhưng ở một góc cố định tam giác Penrose sẽ xuất hiện.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung, Intel, Qualcomm tại hội thảo Innovate Viet Nam 2024: Nâng cao tinh thần đổi mới sáng tạo, AI vẫn là điểm nhấn cả chương trình
Nhiều tên tuổi lớn trong làng công nghệ thế giới vừa chia sẻ những thông tin quý báu về sự phát triển của công nghệ hiện tại và tương lai tại Việt Nam.
Năm 2024 rồi, nếu chưa sở hữu 148 con chip thì bạn đang nghèo hơn phần lớn dân số thế giới đấy