Việc chế tạo một chiếc xe máy từ một chiếc ô tô bị hỏng giữa sa mạc Sahara là một thử thách vô cùng khó khăn và đòi hỏi nhiều yếu tố, tuy nhiên Emile Leray đã có thể làm được điều này và tự cứu mình khi đang mắc kẹt giữa sa mạc.
- Được mệnh danh là hãng xe có thù với cái đẹp, Suzuki trình làng mẫu mô tô leo cầu thang 4 chân siêu dị!
- Nghịch lý xe phân khối lớn: BMW ra mắt hệ thống giúp xe mô tô linh hoạt như xe tay ga nhưng vẫn mạnh mẽ như xe côn truyền thống!
- Xiaomi SU7 hỏng sau khi mới đi được 39 km và không thể sửa chữa
- Ford Nucleon: 'Bóng ma' xe hơi hạt nhân ám ảnh ngành công nghiệp ô tô
- 'Học tập' Lôi Quân, chủ tịch của Great Wall Motor cũng hóa thân thành nhân viên bán xe!
Hãy tưởng tượng bạn đang bị mắc kẹt trên sa mạc với một chiếc ô tô bị hỏng! Vị trí của bạn đang ở rất xa thành phố với rất ít thức ăn và nước uống. Điều nay nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đây chính xác là những gì đã xảy ra với Emile Leray, một thợ cơ khí người Pháp, người bị mắc kẹt ở sa mạc Maroc.
Năm 1993, Emile Leray bắt đầu cuộc hành trình xuyên sa mạc Maroc trên chiếc Citroen 2CV, một chiếc xe nổi tiếng về độ bền. Khi đang băng qua sa mạc châu Phi, Emile Leray đã được quân đội Maroc chặn lại ở tiền đồn quân sự và khuyên nên quay về vì đây là một khu vực có môi trường vô cùng khắc nghiệt và cũng là khu vực cấm.
Tuy nhiên, bỏ qua những qua lời cảnh báo, Emile Leray đã lái xe với tốc độ tối đa và tông vào một tảng đá lớn, trục và khung bánh xe bị vỡ nghiêm trọng và không thể lái tiếp! Chiếc xe bị hư hỏng hoàn toàn và điều này khiến Emile bị mắc kẹt giữa sa mạc. Trớ trêu thay, người đàn ông này không có cách nào để có thể liên lạc với bất kỳ ai vì ngày đó điện thoại di động chưa tồn tại. Và Emile Leray nhận ra rằng mình đang ở trong một tình thế nguy hiểm khi bản thân chỉ còn lại rất ít thức ăn và nước uống, khu dân cư gần nhất cũng cách đó 20 dặm.
Emile Leray quyết định rằng bản thân sẽ không mạo hiểm đi bộ đến thị trấn gần nhất vì có thể bản thân sẽ chết vì thiếu thức ăn cũng như nước uống trước khi đến được đó. Nhờ kiến thức cơ khí của mình, ông đã nghĩ ra một kế hoạch táo bạo để vượt qua nghịch cảnh này. Emile Leray quyết định chế tạo một chiếc mô tô từ chiếc ô tô bị hư hỏng của mình!
Đầu tiên, sử dụng các công cụ cơ bản mà ông mang theo, Leray bắt đầu tháo dỡ từng bộ phận còn sót lại của chiếc Citroen 2CV. Sau đó, ông rút một phần khung gầm của ô tô và gắn lại trục vào hai bánh xe. Tiếp theo, Emile lắp động cơ và hộp số vào phần giữa của bộ khung vừa được rút ra và biến nó thành một chiếc mô tô tự chế.
Dưới cái nắng thiêu đốt của sa mạc và thiếu thốn về nguồn lực, Leray đã miệt mài làm việc trong 12 ngày. Cuối cùng, ông đã hoàn thành chiếc xe máy tự chế và đặt tên cho nó là "Le Cheval de Fer" (Chú ngựa sắt). Và khi đó, ông chỉ còn lại nửa lít nước trước khi lên đường cùng chiếc xe mô tô tự chế của mình đến thị trấn gần nhất!
Ngoài việc sống sót nhờ số thức ăn và nước uống ít ỏi còn sót lại, Emile còn phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của sa mạc trong những ngày khó khăn này. Emile đã dùng thân xe để bảo vệ bản thân khỏi nắng nóng và bão cát dữ dội.
Cuộc phiêu lưu mạo hiểm của Emile và câu chuyện sinh tồn của ông không được công bố rộng rãi vào thời điểm đó. Gần hai mươi năm sau, khi câu chuyện được tiết lộ công khai, Emile Leray lúc đó đang sống ở tây bắc nước Pháp mới chính thức kể về trải nghiệm ly kỳ của mình.
Câu chuyện của Emile Leray là minh chứng cho sức mạnh của ý chí con người. Trong hoàn cảnh tưởng chừng như vô vọng, ông đã sử dụng trí thông minh, sự sáng tạo và kỹ năng của mình để chế tạo một phương tiện di chuyển, từ đó cứu sống bản thân. Lòng dũng cảm và sự kiên trì của Leray là nguồn cảm hứng cho nhiều người, khẳng định rằng con người có thể vượt qua mọi thử thách nếu có đủ quyết tâm.
Tham khảo: Unbelievable
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?