Làm việc này 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn trẻ ra ít nhất 25 tuổi, Steve Jobs từng thực hiện và lúc nào cũng sáng tạo như tuổi đôi mươi!
Khi cố ngăn chặn quá trình lão hóa, bạn có quên mất cơ quan quan trọng nhất của con người: bộ não? Chúng ta càng già đi, các chức năng não bộ càng suy giảm. Thế nhưng, Steve Jobs khi mất vì căn bệnh ung thư tuyến tụy ở tuổi 56, bộ não của nhà thiên tài ấy vẫn khỏe mạnh, sáng tạo như khi ông ở tuổi 27 nhờ việc tập thiền định.
Đã có nhiều bài báo viết về bí quyết thành công của Steve Jobs, một trong số đó là thói quen ngồi thiền. Song, gần đây, các nhà thần kinh học đã xác nhận tác dụng thật sự của thiền định đối với sức khỏe con người.
Steve Jobs khi mất vì căn bệnh ung thư tuyến tụy ở tuổi 56, bộ não của nhà thiên tài ấy vẫn khỏe mạnh, sáng tạo như khi ông ở tuổi 27 nhờ việc tập thiền định.
Steve Jobs tập thiền để tăng cường sức khỏe, tăng tính hiệu quả công việc, nhưng còn một lợi ích của việc tập thiền mà chính ông cũng không ngờ tới. Tác dụng thường thấy của thiền định là giúp tâm trí con người thanh thản, minh mẫn hơn, có khả năng xử lý, quản lý tốt hơn, hay cải thiện trí nhớ, giảm chứng trầm cảm… Và có thể bạn chưa biết: thiền còn có thể ngăn quá trình lão hóa, đặc biệt là đối với não bộ chúng ta.
Theo trang Psychology Today viết: "Công nghệ chụp nội soi não bộ đã cho thấy: khi con người trở nên già đi, bộ não càng teo nhỏ lại. Các dây thần kinh trong não co lại, làm cho các khoang dịch não tủy lớn hơn và thậm chí để lại các lỗ hổng trong não. Sự co lại xảy ra trong các nhánh tế bào thần kinh hình thành các điểm tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh. Con người có thể dần bị thoái hóa ít nhất khoảng 40% tế bào thần kinh sản xuất chất dopamine (một hợp chất hóa học quan trọng trong não có nhiều tác dụng tốt cho cả tinh thần lẫn thể chất), nguyên căn gây đến bệnh Parkinson - một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân."
Sự suy giảm não bộ có nhiều triệu chứng: phản xạ kém nhanh nhạy, trí nhớ giảm sút, khó tiếp thu những điều mới, suy nghĩ trở nên rời rạc, sức chịu đựng kém,…
Những dấu hiệu này xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn 45 tuổi, vào độ tuổi này, não bộ đã mất khoảng 4%-5% mức độ nhanh nhạy của thần kinh và càng ngày càng giảm sút. Giai đoạn 60 tuổi là thời điểm thấy rõ ràng các triệu chứng này, và khi bạn 70 tuổi cơ thể đã hoàn toàn bị suy nhược.
Khoa học đã chứng minh việc ăn, ngủ, nghỉ điều độ sẽ giúp làm chậm quá trình "già hóa" này. Tuy nhiên, lối sống ấy chỉ giúp duy trì vẻ ngoài của con người, bộ não của chúng ta vẫn chịu tác dụng của tuổi tác, dần bị suy giảm các chức năng của nó.
May mắn thay, có phương pháp không chỉ làm chậm quá trình lão hóa mà thậm chí giúp "trẻ hóa" não bộ của chúng ta, đó là tọa thiền. Một nghiên cứu được thực hiện tại đại học Y khoa Harvard và bệnh viện đa khoa Massachusetts chỉ ra rằng tập thiền định 30 phút mỗi ngày trong tám tuần sẽ giúp:
- Làm dày lớp vỏ sau, tăng khả năng tập trung và sự tự tin.
- Làm dày vùng hồi mã (hippocampus) bên trái, tăng khả năng điều hòa cảm xúc, khả năng tư duy và ghi nhớ.
- Làm dày vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương, tăng khả năng đồng cảm, thấu hiểu và góc nhìn cá nhân. Từ đó xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và tích cực.
- Thu nhỏ hạch hạnh nhân - nằm ở tâm của não là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người, làm giảm căng thẳng và những phản ứng tiêu cực.
Tập thiền định 30 phút mỗi ngày trong tám tuần sẽ mang lại những lợi ích cải thiện sức khỏe và tinh thần đáng kể.
Thiền định rất hiệu quả trong việc sửa chữa, hồi phục những tổn thương tinh thần. Khiến não bộ giảm thiểu tối đa những dấu hiệu lão hóa, giữ được sự minh mẫn, trẻ hơn so với tuổi thật của bạn ít nhất 25 năm.
Bởi Steve Jobs là một thiền giả, khi ông mất vì căn bệnh ung thư tuyến tụy ở tuổi 56, bộ não của nhà thiên tài ấy vẫn khỏe mạnh, sáng tạo như khi ông ở tuổi 27. Chính tư tưởng của thiền đã ảnh hưởng đến triết lý sống và tư duy trong công việc của Steve Jobs, người sáng lập Apple, cha đẻ của iPhone: mọi thiết kế của ông đều đạt sự tối giản, tinh tế.
Apple còn khuyến khích các nhân viên tập thiền để tăng hiệu quả công việc. Đó đã trở thành một nét đặc trưng của công ty này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI