Lần đầu thử nghiệm được tốc độ mạng lên tới 1 Terabit/giây ngay trên đường truyền internet thực tế
Trước đây, tốc độ 1,4 Terabit/s mới chỉ đạt được trong phòng thí nghiệm.
Ba trung tâm nghiên cứu: Nokia Bell Labs, Deutsche Telekom T-Labs và Đại học Công nghệ Munich đã có một bước đột phá trong việc đạt được tốc độ internet cực cao. Đội ngũ nghiên cứu nói rằng tốc độ kinh hồn mà họ đạt được lên tới 1 terabit một giây.
Mốc terabit được cho là “tốc độ truyền dữ liệu tối đa trên lý thuyết” có được trên đường truyền cáp quang, theo như đội ngũ nghiên cứu nói. Tốc độ cực cao ấy đạt dược là nhờ việc chỉnh sửa tỉ lệ chuyển phát mạng, để cho nó có thể “tự thích nghi được với điều kiện của kênh truyền mạng và lượng traffic yêu cầu”. Thay vì một đường truyền thẳng cánh để xem được tốc độ truyền lên được tới bao nhiêu, cách thức này là một quà trình tiếp cận thông minh hơn để đạt được mốc tốc độ terabit trong một phạm vi duy trì được.
Để cho các bạn dễ hình dung, tốc độ mạng lên tới 1 terabit sẽ chuyển phát được 125 GB một giây. Và cứ như vậy, theo như giả thuyết thì bạn có thể tải 25 bộ phim nặng 5 GB mỗi phim chỉ trong đúng một giây. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã đạt được tốc độ mạng siêu nhanh nhưng đây là một mốc quan trọng, khi mà tốc độ terabit này đạt được trên một đường mạng internet thực. Điều đó có nghĩa rằng đường mạng này hoàn toàn có thể áp dụng trong đời thực.
Trong nghiên cứu trước, kết nối lên tới 1,4 Tb được các nhà khoa học Vương quốc Anh đạt được vài năm trước, nhưng là sử dụng nhiều kết nối và lắp đặt trong một môi trường phòng thí nghiệm được kiểm soát.
Dù thế, ta vẫn chưa có được ngay liên kết mạng lên tới cả terabit trong tương lai ngày một ngày hai đâu, nhưng những nhà cung cấp dịch vụ mạng chắc chắn sẽ để ý tới đường kết nối tiềm năng này. Mạng không dây 5G đang gõ cửa, họ cần một hệ thống mạng có thể tải được bandwidth khổng lồ ấy và đây là một ứng cử viên sáng giá.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?