Lần đầu tiên giao tiếp được qua thiết bị đọc suy nghĩ, người liệt toàn thân nói rằng họ muốn sống

    zknight,  

    Đáp lại một gợi ý với nội dung “Tôi muốn sống”, 3 trong số 4 bệnh nhân đã trả lời “Vâng”.

    Năm 1995, Jean-Dominique Bauby, một người đàn ông người Pháp, bị đột quỵ ở tuổi 43. Tỉnh dậy sau 20 ngày nằm trong bệnh viện, Bauby nhận ra toàn bộ cơ thể mình đã bị liệt hoàn toàn. Mí mắt trái là bộ phận duy nhất mà anh còn khả năng điều khiển, mặc dù chỉ bằng những cái nhấp nháy.

    Bị đặt trong tình trạng cầm tù bởi chính cơ thể mình, nhưng nghị lực sống đã giúp Bauby tiếp tục làm điều gì đó để cống hiến. Anh đã sử dụng cử động cuối cùng của mình để viết một cuốn hồi ký, chỉ bằng những cái nháy mắt.

    The diving bell and the butterfly”, tạm dịch là “Quả chuông lặn và những cánh bướm”, sau đó đã được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên năm 2007. Bộ phim kể về cuộc đời của Bauby và một thế giới mà anh đã sống ở đó trong tưởng tượng.

    Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có biết đến những suy nghĩ của Bauby, cũng như hàng trăm ngàn bệnh nhân khác như anh, nếu khả năng nhấp nháy mí mắt của họ cuối cùng cũng biến mất?

    Trước đây, câu trả lời sẽ là không. Thậm chí, các bác sĩ còn không biết họ còn có khả năng suy nghĩ? Nhưng bây giờ, một nhóm các nhà nghiên cứu Châu Âu nói rằng họ có thể, với một thiết bị đọc ý nghĩ.

     Một cảnh hậu trường bộ phim The diving bell and the butterfly

    Một cảnh hậu trường bộ phim The diving bell and the butterfly

    Jean-Dominique Bauby chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân mắc hội chứng khóa trong (Lock-in Syndrome). Đó là tình trạng liệt hoàn toàn cơ thể nhưng thần trí thì vẫn còn tỉnh táo. Bệnh nhân chỉ có thể vận động một vài cơ nhỏ, chẳng hạn như chuyển động mắt và mí mắt.

    Sử dụng những gì cuối cùng còn sót lại, bệnh nhân mắc hội chứng khóa trong chỉ có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng những cái nháy mắt. Nhưng có những người không may sẽ mất cả khả cuối cùng đó của họ.

    Bị cắt đứt mọi liên lạc với người thân, sẽ không có cách nào để chúng ta biết người bệnh muốn gì. Chẳng hạn như trong một câu hỏi quan trọng: Nếu tâm trí vẫn tỉnh táo, liệu họ có còn tiếp tục muốn sống thực vật như vậy?

    Các nhà nghiên cứu ở Châu Âu đã tìm ra câu trả lời khi họ sử dụng một giao diện não-máy tính (brain-computer interface), để cố gắng giao tiếp với 4 người bị khóa trong hoàn toàn do hậu quả của chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

    Đáp lại một gợi ý với nội dung “Tôi muốn sống”, 3 trong số 4 bệnh nhân đã trả lời “Vâng”. Họ cũng đồng ý khi được hỏi “Bạn có hạnh phúc không?”. Trong trường hợp thứ 4 của một nữ bệnh nhân mới chỉ 23 tuổi, cô đã không nhận được những câu hỏi mở. Lí do vì cha mẹ sợ rằng cô đang ở trong một trạng thái cảm xúc "mong manh".

    Một bệnh nhân xác nhận được tên mẹ cô với thiết bị giao tiếp mới

    Được thiết kế bởi nhà thần kinh học Niels Birbaumer người Tiệp Khắc, giao diện não-máy tính này sử dụng kỹ thuật quang phổ hồng ngoại gần. Thiết bị sử dụng bao gồm một mũ trùm đầu có thể đo được sự thay đổi của sóng điện phát ra từ não bộ, cũng như lưu lượng máu bằng ánh sáng hồng ngoại.

    Để xác định xem liệu giao diện có làm việc hay không, Birbaumer và các đồng nghiệp của ông tại Trung tâm Kỹ thuật sinh học và thần kinh Wyss, Thụy Sĩ đã thử nghiệm nó với các bệnh nhân trong suốt 10 ngày.

    Họ sẽ nhận được các câu hỏi Yes/No (có hoặc không) đơn giản để trả lời. Ví dụ như: “Anh đã được sinh ra ở Berlin?” hay “Paris là thủ đô nước Đức?”.

    Bởi không thể cử động bất cứ một cơ quan nào nữa, những bệnh nhân khóa trong hoàn toàn sẽ giao tiếp chỉ bằng cách suy nghĩ để tạo sóng não và dòng chảy trong máu. Birbaumer nói phương pháp giao tiếp này giúp gia đình người bệnh “nhẹ nhõm”.

    Các bệnh nhân đã sống liên tục 4 năm trong tình trạng im lặng. Bởi vậy, người thân của họ muốn hỏi xem liệu họ có muốn tiếp tục duy trì cuộc sống như vậy với một ống thở? Như bạn đã biết, câu trả lời của họ là “”.

     Niels Birbaumer và thiết bị giao tiếp với người mắc hội chứng khóa trong hoàn toàn

    Niels Birbaumer và thiết bị giao tiếp với người mắc hội chứng khóa trong hoàn toàn

    Trở lại năm 2010, nhà thần kinh học người Anh, Adrian Owen, lần đầu tiên phát hiện ra những bệnh nhân sống thực vật hoàn toàn vẫn có ý thức. Ông chứng minh điều đó thông qua sự biến thiên lưu lượng máu trong một số phần của não bộ, một dấu hiệu thể hiện rằng họ còn khả năng suy nghĩ.

    Trước đó, không ai có thể phân biệt một người mắc hội chứng khóa hoàn toàn với một người ở trong tình trạng hôn mê. Cả hai đều không thể cử động, trong khi một người vẫn còn có thể suy nghĩ và một người không.

    Birbaumer nói rằng hệ thống giao tiếp não –máy tính của ông có thể xác định được ai vẫn còn ý thức. Trong tương lai, ông còn muốn phát triển nó đến độ cho phép những người mắc hội chứng khóa trong hoàn toàn có thể lựa chọn các chữ cái để giao tiếp. Nó hẳn có thể làm nhiều việc hơn là một câu hỏi Yes/No.

    Tham khảo Technologyreview

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ