TTO - Các nhà thiên văn học của NASA vừa phát hiện bằng chứng về carbon dioxide trong bầu khí quyển bao quanh một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời, cách chúng ta 700 năm ánh sáng.
- NASA muốn xây dựng một bầy robot nhỏ bé hình nêm để tìm kiếm sự sống trên những thế giới xa xôi
- Cái nhìn mới về khoáng chất, có thể thay đổi cách chúng ta tìm kiếm sự sống
- Phát hiện ra hành tinh 'siêu Trái đất' có thể tồn tại sự sống
- Con người tự tạo ra "khủng hoảng sự sống"
- Giải mã sự tồn tại người ngoài sự sống ngoài hành tinh dựa trên công nghệ của họ
WASP-39 b là hành tinh khí khổng lồ quay quanh một ngôi sao, giống như Trái đất quay quanh Mặt trời, nằm cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng, có khối lượng xấp xỉ 1/4 khối lượng của sao Mộc và nhiệt độ khoảng 900 độ C.
Không giống như những hành tinh khí khổng lồ nhưng rất lạnh trong Hệ Mặt trời của chúng ta, WASP-39 b quay quanh quỹ đạo rất gần với ngôi sao của nó và hoàn thành một vòng chỉ trong hơn bốn ngày Trái đất.
Hành tinh này được báo cáo lần đầu vào năm 2011, thông qua các quan sát từ các thiết bị thiên văn trên mặt đất về sự mờ ảo theo chu kỳ của ánh sáng từ ngôi sao chủ của nó.
Các quan sát trước đây từ kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer của NASA cho thấy sự hiện diện của hơi nước, natri và kali trong bầu khí quyển của WASP-39 b. Mãi đến tận năm nay, qua thiết bị hiện đại với độ nhạy hồng ngoại chưa từng có của kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà thiên văn đã phân tích sự khác biệt về độ sáng của ánh sáng truyền qua phổ bước sóng để xác định chính xác bầu khí quyển của WASP-39 b được tạo thành từ gì.
Cuối cùng họ đã xác nhận sự hiện diện của carbon dioxide trên hành tinh này.
Carbon dioxide có vai trò quan trọng, gắn liền với sự sống trên Trái đất. Trong nghiên cứu sự sống ở ngoại hành tinh, các nhà thiên văn học cũng thường tập trung tìm kiếm các thành phần duy trì sự sống là nước lỏng, carbon và các nguyên tố khác.
Nhà thiên văn học Natalie Batalha (NASA) cho biết trong một thông cáo báo chí: Đây là lần đầu tiên phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của carbon dioxide ở một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Việc phát hiện một tín hiệu rõ ràng như vậy về carbon dioxide trên WASP-39 b báo hiệu cho việc khám phá bầu khí quyển trên các hành tinh nhỏ hơn, xa xôi hơn, đồng thời mang đến hy vọng ngày càng lớn về phát hiện sự sống ngoài Trái đất.
Hiểu được thành phần bầu khí quyển của một hành tinh là điều rất quan trọng trong nghiên cứu ngoại hành tinh, vì nó cho chúng ta biết về nguồn gốc của hành tinh và cách nó phát triển.
Theo Space
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI