Lần đầu tiên trong lịch sử: 7 nước hợp lực cho "thần ưng Trái đất" phóng lên Mặt trăng
Sự kiện này sẽ diễn ra vào đêm Giáng sinh 2023.
- Tinh tinh Đông Phi thực sự đã bước vào thời kỳ đồ đá
- 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng nhào nặn “mặt trời nhân tạo” 23.000 tấn, kỳ vọng về một loại năng lượng vô biên không phát thải
- Các thành phố ở Vòng Bắc Cực sẽ sụp đổ và phải đối mặt với virus thời tiền sử có thể sắp thức tỉnh?
- Bí mật về linh dương Eland - loài linh dương to lớn nhất còn tồn tại trên thế giới
- Biosphere 2: Hệ sinh thái khép kín lớn nhất thế giới, có đại dương mô phỏng và môi trường sống thám hiểm không gian!
Vào đêm Giáng sinh 24/12/2023, một con tàu vũ trụ sẽ được phóng lên Mặt trăng nhằm thực hiện sứ mệnh thương mại chưa từng có trong lịch sử, Space.com thông tin hồi đầu tháng 12.
Con tàu vũ trụ này có tên là Tàu đổ bộ Mặt trăng Peregrine - đặt theo tên loài chim ưng Peregrine bay nhanh nhất trên Trái đất.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, "thần ưng" sẽ chạm xuống vùng có dòng dung nham cổ xưa trên Mặt trăng được gọi là Sinus Viscositatis.
Sứ mệnh này sẽ được ghi vào sử sách vì nhiều lý do, một trong số đó là: Đây là sứ mệnh đầu tiên được phóng theo sáng kiến Dịch vụ tải trọng thương mại Mặt trăng (CLPS) của NASA, được tạo ra như một cách để cơ quan này mang các tải trọng/khối hàng của Trái đất đến Mặt trăng.
Đây cũng là lần đầu tiên, công nghệ của 7 quốc gia cùng lúc được phóng lên Mặt trăng.
Trong cuộc họp giao ban vào ngày 29/11, các đại diện của Astrobotic Technology (công ty Mỹ chế tạo Tàu đổ bộ Mặt trăng Peregrine), United Launch Alliance và tất nhiên là NASA đã tập hợp để thảo luận về một số tải trọng mà Peregrine sẽ mang lên Mặt trăng.
Có tổng cộng 20 tải trọng đến từ 7 quốc gia sẽ được "thần ưng" Peregrine mang lên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Trong đó 5 tải trọng (là các công cụ khoa học của NASA) đến từ Mỹ, số còn lại của Vương quốc Anh, Mexico, Đức, Hungary, Nhật Bản và Seychelles (một quốc gia ở Đông Phi).
"Chúng tôi sẽ đưa "đại diện công nghệ" của 7 quốc gia lên bề mặt Mặt trăng, sáu trong số quốc gia đó chưa từng chạm tới bề mặt Mặt trăng" - John Thornton, Giám đốc điều hành của Astrobotic Technology, cho biết.
Với các công nghệ tối tân, hành trình khám phá bề mặt Mặt trăng của 7 quốc gia hứa hẹn sẽ mang đến cho các nhà khoa học nhiều thông tin/dữ liệu quan trọng.
Peregrine đã sẵn sàng thực hiện một trong những sứ mệnh thương mại đầu tiên lên Mặt trăng và là một trong những tàu vũ trụ đầu tiên của Mỹ đáp xuống Mặt trăng kể từ Chương trình Apollo hồi thế kỷ 20.
Theo Astrobotic Technology, giá phóng tải trọng lên Mặt trăng sẽ là 1,2 triệu USD cho mỗi kg tải trọng.
Dự kiến, Peregrine sẽ cất cánh trên chuyến bay đầu tiên của tên lửa Vulcan Centaur do United Launch Alliance chế tạo. Đây là dòng tên lửa phiên bản nâng cấp của các phương tiện phóng Atlas V và Delta IV của công ty này, vốn được chế tạo để mang một lượng vật chất khá lớn lên không gian.
Nguồn: Space.com
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"
Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Huawei đưa ra những lời khen công khai dành cho các đối thủ tới từ Mỹ.
Việt Nam có “kho báu” lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ, nay đã tự chủ công nghệ khai thác, quyết xây dựng ngành công nghiệp phát triển lâu dài