Lần gần nhất Trái Đất ấm lên, mức nước biển dâng cao hơn 9m

    Ntt13789,  

    Liệu đây có phải là một tin xấu?

    Hơn 100.000 năm trước, có một giai đoạn mà nhiệt độ bề mặt đại dương ấm lên bất thường, làm cho mức nước biển dâng cao hơn 9 m so với ngày nay.

    Liệu đây có phải là một tin xấu? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xu hướng tăng nhiệt độ hiện nay giống với giai đoạn Trái Đất ấm lên một cách tự nhiên trong thời kỳ cổ đại. Vì vậy mà những điều tương tự đã xảy ra trong quá khứ có thể sẽ lại tái diễn.

    Theo một phân tích mới đây do các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon đã phát hiện ra rằng, nhiệt độ bề mặt của đại dương (SST) trong thời kỳ gian băng gần nhất (LIG) - còn được gọi là thời kỳ Eemian - có sự tương đồng đáng kinh ngạc với mức tăng của nhiệt độ bề mặt đại dương đã diễn ra từ khoảng 150 năm trước hoặc hơn.

    *Gian băng là một thời kỳ nhiệt độ trung bình của Trái Đất ấm hơn làm tan băng ở các vùng cực và xen kẽ với các thời kỳ băng hà trong một kỷ băng hà.

    Thời kỳ gian băng gần nhất (LIG) đã xảy ra khoảng từ 129.000 - 116.000 năm trước, đây là một trong những thời kỳ ấm nhất của Trái Đất từ 800.000 năm qua.

    Trong thời kỳ này, khí hậu Trái Đất ấm lên do sự thay đổi độ nghiêng của hành tinh, khiến nước biển dâng cao thêm từ 6 - 9 m so với thời điểm hiện tại.

    Hiện nay, sau khi phân tích các lõi trầm tích biển từ 83 khu vực trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được nhiệt độ bề mặt đại dương trong thời kỳ LIG, và mức nhiệt này khớp với các bộ dữ liệu nhiệt độ từ năm 1870 - 1889 và 1995 - 2014.

    Ngay từ thời điểm đầu của LIG, khoảng 129.000 năm về trước, nhiệt độ bề mặt đại dương trên toàn cầu đã gần giống với nhiệt độ trung bình bề mặt biển trong giai đoạn từ 1870 - 1889.

    Nhiệt độ ấm lên rất chậm trong thời kỳ LIG, với mức tăng nhiệt độ bề mặt biển khoảng 0,5 độ C từ 125.000 năm trước.

    Nhiệt độ bề mặt nước biển toàn cầu hiện nay ngang bằng với nhiệt độ trong thời kỳ gian bằng gần nhất 125.000 năm là điều cực kỳ đáng lo ngại, bởi lẽ mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 6 - 9 m so với hiện tại”, Richard Allan, một nhà khoa học khí hậu từ Đại học Reading, người không tham gia vào nghiên cứu này.

    Mặc dù nhiệt độ bề mặt nước biển hiện nay ngang bằng với mức nhiệt của 125.000 năm về trước, nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết về cách thức nước biển sẽ dâng trong thời gian này, bởi mức thời gian tăng nhiệt độ ở hai thời kỳ là rất khác nhau.

    Trong thời kỳ LIG, sự ấm lên diễn ra quá chậm làm cho băng trên biển tan ra một cách từ từ, tạo thành một quá trình nước biển dâng. Nhưng hiện nay, với mức tăng nhiệt nhanh hơn nhiều của bề mặt đại dương do các hoạt động của con người - vẫn chưa rõ sẽ mất bao lâu sự ảnh hưởng này mới diễn ra.

    Sẽ mất một thời gian dài để làm nóng ở tận sâu bên dưới các đại dương lớn và làm tan chảy những tảng băng khổng lồ, điều này sẽ mất hàng ngàn năm trước khi mực nước biển có thể dâng lên mức như vậy”, Allan nói.

    Vì vậy mà việc cắt giảm khí thải nhà kính từ các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng vẫn rất quan trọng và có lợi cho xã hội”.

    Trong khi các nỗ lực toàn cầu đang hướng đến việc kiểm soát carbon và giữ cho nhiệt độ Trái Đất ấm lên không tăng quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, sự can thiệp của con người có thể làm tăng tốc độ ấm lên của Trái Đất đến mức đáng lo ngại.

    Nó không chỉ là sự ấm lên, đó còn là việc phát thải carbon từ các hồ chứa (của nhiên liệu hóa thạch) trên hành tinh được hình thành qua hàng triệu năm”, nhà nghiên cứu chính Jerymy Hoffman nói.

    Chúng ta đang nói về những thứ mà phải mất hàng triệu năm để hình thành và bị chúng ta khai thác trong vài thập kỷ. Trái Đất sẽ cần phải phun trào giống như núi lửa St Helen mỗi 2,5 tiếng để theo kịp lượng khí thải chúng ta đang sản xuất ra”.

    Mặc dù nghiên cứu không mang đến một tin xấu, nhưng các nhà khoa học nói rằng chúng ta cần phải sử dụng những kiến thức và hành động khi còn có thể, để giảm thiểu những tác động đến thế hệ sau trong nhiều thế kỷ từ bây giờ.

    Mực nước biển phản ứng trực tiếp với nhiệt độ toàn cầu, nhưng nó diễn ra rất chậm, vì vậy mà sẽ mất cả ngàn năm để có thể thấy được điều này một cách rõ ràng”, nhà nghiên cứu Andrew Watson từ Đại học Exeter, người không tham gia vào nghiên cứu.

    Tin tốt là mực nước biển sẽ dâng từ từ, vì vậy mà chúng ta có thời gian để thích nghi, nhưng tin xấu là cuối cùng thì tất cả các địa điểm và thành phố ven biển hiện nay sẽ biến mất”.

    Tham khảo Sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ