Lật tẩy hacker trên phim ảnh: ngớ ngẩn đến không tưởng
Có nhiều đạo diễn, không hiểu do vô tình hay cố ý mà lại mắc những lỗi vô cùng nực cười khi cố gắng nâng tầm hacker trong các bộ phim của mình
Nhắc tới hacker là chúng ta nghĩ ngay tới những siêu nhân trong thế giới ảo với khả năng truy cập vào bất kỳ đâu, tìm thấy mọi bí mật được che giấu trên mạng. Mọi hệ thống bảo mật dù tối tân đến cỡ nào đi chẳng nữa cũng có thể ngay lập tức bị "hack". Nhưng hỡi ôi, đó chỉ là những chiêu trò thần thánh hóa đầy tính nghệ thuật của các nhà làm phim để tăng tính hấp dẫn mà thôi.
Tất nhiên cũng có nhiều đạo diễn, không hiểu do vô tình hay cố ý mà lại mắc những lỗi vô cùng nực cười khi cố gắng nâng tầm hacker trong các bộ phim của mình. Mời các bạn xem một số sai lầm điện ảnh được trang Hi-Tech@Mail.ru sưu tầm. Video tổng hợp các đoạn phim sẽ có ở cuối bài.
Cứu dữ liệu ổ cứng trong phim truyền hình Chạy Án 2
Trích đoạn trong phim truyền hình Chạy Án 2
Chỉ với thao tác hơ ổ cứng HDD qua lửa, và gõ bàn phím, nhân vật trong phim đã có thể cứu lại dữ liệu bị xóa của ổ cứng này.
Truy tìm dấu vết theo IP
Các nhà điều tra trong bộ phim hình sự Nga "Return of Mukhtar" đã bắt tội phạm qua IP dễ như lấy đồ trong túi. Họ yêu cầu một chuyên gia máy tính tìm hiểu về nơi tên tội phạm ẩn náy, anh ta mở command promt và gõ ipconfig. Ai cũng biết lệnh này sẽ trả về địa chỉ IP của chính máy tính bạn, nhưng nhà điều tra thì tin lấy tin để. Không ít người xem xong đều tự hỏi: sao không để chó nghiệp vụ ngửi e-mail rồi đánh hơi tội phạm luôn cho nhanh?
Vô hiệu hóa bom chỉ bằng Excel
Trong bộ phim "Unthinkable" có sự tham gia của nam diễn viên Samuel Jackson thì mọi chuyện còn đi xa hơn nữa. Đội đặc biệt quyết định vô hiệu hóa bom bằng cách sử dụng Microsoft Excel. Họ bấm một loạt các ký tự rfgkhlmn vô nghĩa rồi cắt dây, và bom đã bị vô hiệu! Cũng còn hên là họ chọn sử dụng Excel chứ không phải "Minesweeper", nếu không thì có thể đã không được may mắn như thế.
Hack bộ quốc phòng Mỹ trong 60 giây
Cảnh phim kinh điển này được trích từ phim "Mật mã: Cá kiếm" (diễn viên - Hugh Jackman và John Travolta) đã từng chiếu trên VTV 1 trong chương trình phim cuối tuần cách đây khoảng hơn chục năm. Một hacker bị chĩa súng vào đầu và đe dọa nếu trong 60 giây mà không thâm nhập được vào máy chủ của Bộ Quốc phòng Mỹ thì sẽ chết, trong khi đó ở dưới lại bị một cô gái “tấn công bằng miệng”. Trước sức ép đến từ cả trên lẫn dưới, hacker người sói múa các ngón tay trên bàn phím như đánh đàn, và chỉ sau 61 giây hệ thống máy tính của bộ quốc phòng Mỹ đã bị đánh thủng.
Rõ ràng là với một hacker thần thánh thì quần tụt trong khi tác nghiệp cũng chỉ là muỗi.
Video – công cụ tốt nhất của hacker
Trong series SHIELD, tin tặc đã hack hệ thống đèn giao thông, gây tắc đường để tẩu thoát khi bị truy đuổi. Nghe thì rất có lý, nhưng những gì chúng ta thấy trên màn ảnh là hacker ấn mở một file video có đuôi .mp4 với độ dài 5 giây. Có lẽ, lần tới khi hack ngân hàng, anh chàng này sẽ sử dụng đến file .avi.
Paint thần thánh giải quyết mọi vấn đề
Và cuối cùng, phim "White Collar" mắc nhiều lỗi ngớ ngẩn đến mức nực cười. Nam diễn viên tìm thấy một file Excel là bảng danh sách tài khoản khổng lồ, mở nó ra bằng Paint và xử lý trong hệ điều hành Linux, vốn chẳng hề có Paint.
Các sai lầm ngớ ngẩn của hacker trong phim
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming