LG Mobile ơi: Thôi nhé, nước đã tràn ly rồi!

    Liam,  

    Là kẻ duy nhất đặt cược sống còn vào Pixel, là hãng smartphone lớn duy nhất còn tiếp tục đầu tư vào âm thanh tích hợp thực sự cao cấp bên trong smartphone, LG đã có một cơ hội để trở lại với thành công trong những tháng cuối năm 2017. Nhưng những gì hãng điện tử Hàn Quốc làm được chỉ là... những vấn đề về màn hình.

    Trong một ngày rất nhiều các tập đoàn công nghệ lớn công bố kết quả tình hình kinh doanh cho quý 3 vừa qua, riêng báo cáo của LG nhìn giống như... một trò đùa. Khi cả Microsoft, Amazon và Google đều công bố lãi khủng – và khi người đồng hương Hàn Quốc được dự kiến sẽ tiếp tục phá kỷ lục lợi nhuận, LG Electronics đạt lãi vỏn vẹn 299 triệu USD.

    Điều đáng nói hơn nữa là phần lớn bộ lợi nhuận của LG Electronics này là do TV/tấm màn mang tới. Ngay cả một mảng nhỏ ít được ai nghĩ đến là đồ gia dụng cũng đạt lợi nhuận khi nhu cầu thiết bị cao cấp gia tăng. Đối lập hoàn toàn là mảng điện thoại: LG Mobile Communications vừa khiến tập đoàn mẹ phải gạch sổ 331 triệu USD trong quý vừa qua.

    Một mảng kinh doanh phát đạt (không phải là smartphone).
    Một mảng kinh doanh phát đạt (không phải là smartphone).

    Tuyên bố của tập đoàn Hàn Quốc có mượn tới nhiều lý do “địa chính trị” và khung cảnh “u ám” của thế giới, song sự thật không thể chối cãi là lợi nhuận của toàn bộ LG Electronics lẽ ra đã tăng gấp đôi nếu như mảng di động không “đốt tiền” đến vậy. Mọi lý do là vô lý khi Apple và Samsung vẫn đang kinh doanh smartphone rất tốt. Trong quý 2/2017, Samsung kiếm được 3,7 tỷ USD từ mảng di động, một con số được kỳ vọng gia tăng do Galaxy Note8 ra mắt và lên kệ trong quý 3.

    Đến cả Sony cũng vẫn có thể ghi lãi từ bộ phận di động.

    Một quá khứ buồn (bootloop).
    Một quá khứ buồn (bootloop).

    Thực chất, trong ngành sản xuất smartphone, lỗ không phải là chuyện lạ. Các công ty Trung Quốc như Huawei, Vivo và OPPO dù đang làm ăn rất tốt nhưng vẫn chỉ chiếm từ 2,2 đến 2,4% lợi nhuận của ngành smartphone toàn cầu. Xiaomi chưa bao giờ dám nhắc đến khái niệm “lợi nhuận” trong các tuyên bố chính thức. Sony cũng đã lỗ trong một thời gian dài, và lợi nhuận smartphone của Samsung cũng trồi sụt bất thường.

    Lý do các tên tuổi smartphone chấp nhận tranh đấu trong một thị trường khốc liệt đến cùng cực nằm ở lợi nhuận lâu dài: tiến dần đến phân khúc cao cấp, kinh doanh hệ sinh thái phần cứng/phần mềm/dịch vụ, mở rộng sang các lĩnh vực smarthome, AI, AR v...v... là một vài xu thế rõ rệt trên thị trường hiện nay.

    Bản thân LG cũng từng mang giấc mộng bán module cùng G5. LG cũng từng góp phần lớn vào cơn sốt dành cho từ khóa “smarthome” với trái tim LG G vào khoảng 2013, 2014.

    Song, muốn tiến xa đến các tương lai này, bất kỳ một nhà sản xuất smartphone nào cũng phải giải quyết một bài toán cốt lõi trước tiên: tạo ra smartphone đủ tốt.

    Một khởi đầu mới.
    Một khởi đầu mới.

    Ấy vậy mà chất lượng lại là một bài toán quá khó với LG. Trong quá khứ, những sự cố bootloop thảm hại đã giết chết danh tiếng của G4, V10, Nexus 5X, G5 và V20. Vụ kiện tập thể liên quan tới những chiếc điện thoại này tại Mỹ hiện tại vẫn chưa kết thúc.

    Đến 2017, LG có một cơ hội mới. Gã khổng lồ Hàn Quốc là kẻ đầu tiên khai phá trào lưu màn hình 2:1 (dù bị Samsung bám đuổi sát phía sau). Dù không được đánh giá cao vì không sử dụng Snapdragon 835, G6 vẫn là chìa khóa mở ra một chương mới cho gã khổng lồ đứng thứ 2 Hàn Quốc: LG có thể tạo ra những chiếc smartphone cao cấp không mắc phải các vấn đề chất lượng nan giải.

    Nhưng chương mới ấy chỉ kéo dài vỏn vẹn được... vài tháng. Chỉ trong vòng vài ngày, mẫu đầu bảng cho nửa sau 2017 của LG là V30 đã bị phàn nàn vì màu xám hiển thị loang lổ. Tệ hại nhất, đến cả chiếc smartphone đình đám nhất “của” LG là Pixel 2 XL cũng gặp lỗi. Liên tiếp những báo cáo về màn hình bị “lưu ảnh”, góc nhìn tệ hại, độ sáng không đồng đều đã khiến cho nỗ lực “AI hóa” smartphone của Google chìm nghỉm bên trong công nghệ POLED của LG.

    Một cái kết quá chóng vánh.
    Một cái kết quá chóng vánh.

    Trớ trêu thay, một chiếc điện thoại do chính LG gia công, sử dụng linh kiện đang đứng đầu thị trường của LG, cuối cùng lại chết vì... màn hình.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ